Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Tư 2nd, 2021 / 23:58

Hãng thời trang Thuỵ Điển H&M cố tình công nhận đường lưỡi bò

Phong trào tẩy chay bông Tân Cương do H&M, Nike và Uniqlo dẫn đầu đã kéo theo 200 thương hiệu khác làm cho chính quyền Trung Quốc nổi giận và H&M đã „quì gối“ trước áp lực quá lớn.

Nike cho biết: “Chúng tôi lo ngại về các báo cáo về lao động bị cưỡng bức trong và liên quan đến Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (XUAR). Nike không cung cấp sản phẩm từ XUAR và chúng tôi đã xác nhận với các nhà cung cấp theo hợp đồng của mình rằng họ không sử dụng hàng dệt hoặc sợi kéo từ khu vực này”.

H&M đã cho đăng bản đồ Trung Quốc không có đường lưỡi bò.

Sự việc này diễn ra sau khi Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh và Canada hôm 22.3 áp đặt các biện pháp trừng phạt với các quan chức Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Trung Quốc trả đũa bằng các cách trừng phạt 10 nhà lập pháp và 4 thực thể châu Âu. Tối 24.3, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và nhiều cơ quan truyền thông khác đăng tải bài viết phản đối H&M sau khi thương hiệu này tuyên bố sẽ không làm việc với bất kỳ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào ở Tân Cương và không mua bông sản xuất ở khu vực này.

CCTV viết: “Kiếm nhiều tiền ở Trung Quốc nhưng lại cố tình vu khống và bôi nhọ Trung Quốc, những doanh nghiệp như thế này không có đạo đức kinh doanh và đi quá giới hạn…”  kèm theo đó là hashtag kêu gọi gỡ bỏ sản phẩm H&M trên diễn đàn thương mại điện tử Taobao.

Hàng loạt nghệ sĩ Trung Quốc hủy hợp đồng với các brand nổi tiếng thế giới.

“Cơn thịnh nộ” của Trung Quốc với H&M bắt đầu từ một bài đăng trên mạng xã hội về tuyên bố nói trên của H&M. Tiếp đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu nhằm vào những thương hiệu lớn khác của phương Tây từng có lần lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương.

Điều này khiến giới đầu tư chứng khoán lo ngại: cổ phiếu Nike sụt hơn 3% trong phiên ngày thứ Năm ở Phố Wall; Adidas cùng ngày sụt ở 6% tại thị trường Frankfurt; cổ phiếu Burberry lao dốc hơn 4% ở London; cổ phiếu H&M cũng trượt gần 2% tại Thụy Điển.

Trung Quốc chiếm gần 5% doanh thu toàn cầu của H&M trong năm 2019, đứng sau Đức, Mỹ và Anh. Con số này được dự báo tăng lên 10% trong năm 2020, khi kinh tế Trung Quốc phục hồi khỏi đại dịch Covid-19 nhanh hơn châu Âu, thị trường quê hương của H&M.

Theo Sohu, cách đây ít giờ, cư dân mạng Trung Quốc đã phát hiện website của thương hiệu thời trang H&M (hm.com) đăng tải bản đồ nước này nhưng không có đường lưỡi bò.

Ngay lập tức, từ khóa liên quan đến vấn đề này nhảy lên hạng 2 trên BXH tìm kiếm của Weibo.

Văn phòng Thông tin Internet Thành phố và Cục Quy hoạch và Tự nhiên Thành phố Thượng Hải đã thông báo cho phía đại diện của H&M và muốn họ sửa lại bản đồ. Ít giờ sau, phía H&M cho biết họ đã chấp nhận đề nghị của cơ quan quản lý và đồng ý đăng tải lại bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò.

Hành động này của H&M nhanh chóng khiến cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, bản đồ Trung Quốc chứa đường lưỡi bò là loại bản đồ không hợp pháp. Việc H&M đăng tải đường lưỡi bò chính là một trong những hành vi phi lý, không trung lập. Làn sóng tẩy chay H&M nhanh chóng lan toả rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội Việt Nam.

H&M vừa có hành động quay ngoắt 180 độ, phản bội đồng đội, làm hòa với khách hàng tại đất nước tỷ dân.

Hiện, phía H&M vẫn chưa có phản hồi gì thêm.

Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”… đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).

Đường lưỡi bò này đã bị Tòa án trọng tài thường trực tại La Hay, Hà Lan (được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)) bác bỏ trong phán quyết năm 2016.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác định phù hợp với quy định Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

Theo đó, Việt Nam không công nhận bất kỳ yêu sách biển nào của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông.

 

Lê Hoàng tổng hợp

 

Aufrufe: 11

Related Posts