Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Sáu 10th, 2022 / 08:07

Máy bay tuần sát, săn ngầm P-8A của Úc bị tiêm kích Trung Quốc quấy rối ở Biển Đông

Ngày 5.6, ông Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết một máy bay tuần sát, săn ngầm P-8A thuộc không quân nước này đã bị một máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc ngăn chặn một cách nguy hiểm trong “hoạt động giám sát biển thông thường” trong không phận quốc tế ở Biển Đông vào ngày 26.5.

Máy bay do thám P-8A Poseidon của Australia vừa bị tiêm kích Trung Quốc quấy rối trên Biển Đông, trong khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Nguồn: Không quân Hoàng gia Australia)

Tại họp báo thường kỳ ngày 9.6, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin máy bay Australia bị tiêm kích Trung Quốc quấy rối trong không phận thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

Việt Nam cho rằng hoạt động của tất cả các nước cần phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và các quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), không làm gia tăng căng thẳng khu vực, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trả lời về vụ chiến đấu cơ J-16 chặn máy bay tuần tra P-8 của Úc ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi ngày 7.6 nói rằng máy bay Úc đã tiến vào không phận gần quần đảo Hoàng Sa và liên tục tiếp cận không phận của quần đảo Hoàng Sa để trinh sát bất chấp những cảnh báo liên tục từ phía Trung Quốc.

Ông Đàm nói rằng máy bay Úc đe dọa nghiêm trọng cái gọi là chủ quyền của và an ninh của Trung Quốc và các biện pháp đối phó của quân đội Trung Quốc được thực thi chuyên nghiệp, an toàn, hợp lý và hợp pháp.

Đáp lại, Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 8.6 chỉ tuyên bố ngắn gọn rằng “Vụ việc xảy ra ở không phận quốc tế. Chấm hết”.

Có thể thấy các phát biểu từ hai phía không quá mâu thuẫn, vì Trung Quốc chỉ nói máy bay Úc tiếp cận không phận (ngay cả đối với không phận tự tuyên bố dựa theo đường cơ sở thẳng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa), chứ chưa tiến vào không phận.

Tuy nhiên, những phản ứng và phát biểu từ Trung Quốc khiến người ta không thể không nghĩ đến nguy cơ Bắc Kinh lợi dụng các sự việc này để tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) phi pháp ở xung quanh quần đảo Hoàng Sa trong tương lai.

east-sea.de

Aufrufe: 16

Related Posts