Berlin (EAST SEA) Thứ Ba, Tháng Một 24th, 2023 / 01:05

„Leopard“ cho Ukraine – Tại sao Thủ tướng Đức im lặng về vụ xe tăng?

  • Ngày càng không hiểu tại sao Đức chần chừ vụ cấp xe tăng „Leopard“
  • Mọi thứ đều sẽ quyết định tại văn phòng Thủ tướng, thế nhưng hầu như người ta không đưa ra thông tin gì
  • Tại sao Scholz không giải thích lập trường của mình?

Trong nhiều tháng nay, các nghị sĩ trong Liên minh Đèn giao thông và các nghị sĩ Liên minh Thiên chúa giáo đã thường xuyên gây áp lực thúc đẩy vụ giao xe tăng. Vai trò của những nghị sĩ này trong Quốc hội không phải là không đáng kể, vì họ không phải những „nghị gật“.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Marie-Agnes Strack-Zimmermann, FDP, luôn ủng hộ sự hỗ trợ rộng rãi hơn cho Ukraine. Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề của Liên minh châu Âu, Anton Hofreiter đảng Xanh, cũng vậy. Và chủ tịch Ủy ban đối ngoại, chính trị gia Michael Roth của SPD, cũng ủng hộ việc giao xe tăng. Ngoài ra, còn có Liên minh Thiên chúa giáo là lực lượng đối lập mạnh nhất, cũng tích cức thúc đẩy việc giao xe tăng.

Chỉ Văn phòng Thủ tướng quyết định

Sự kiện này thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng, tuy nhiên tác động chính trị cho đến nay vẫn trong tầm kiểm soát, bởi vì duy chỉ có Văn phòng Thủ tướng mới chính là nơi đưa ra quyết định. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius mới đây đã nói rõ điều này trên chương trình ARD “Anne Will”.

Cho đến nay Thủ tướng Olaf Scholz không tỏ ra có dấu hiệu nào cho thấy ông bị áp lực chính trị cũng như áp lực truyền thông. Gần đây nhất ở Paris tại Cung điện Élysée, khi bị người ta thường xuyên hỏi, ông cũng thường xuyên lặp lại thái độ cương quyết nổi tiếng của mình là: Về vấn đề xe tăng, tôi muốn phối hợp hành động cùng với USA.

Biden, Scholz và Macron – là những người ra quyết định

Điều này có vẻ bất thường đối với các nền dân chủ phương Tây, nhưng quyết định về vấn đề xe tăng là nhằm vào lực lượng chính trị hàng đầu thế giới. Hiếm khi chính trị lại tập trung vào các cá nhân như vậy. Cung cấp hay không – duy chỉ người đứng đầu chính phủ sẽ quyết định điều đó, ngay cả khi họ có Bộ trưởng quốc phòng, Uỷ ban an ninh và Hệ thống chính trị thì khác.

Dù sao thì cuối cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng phải gánh trách nhiệm. Họ phải cân nhắc mọi chi phí và lợi ích của việc đối phó lại cường quốc hạt nhân Nga. Liệu quyết định của họ có thể vượt qua ranh giới đỏ bằng sự viện trợ xe tăng chiến đấu cho Ukraine hay không? Họ cần phải xem xét, liệu các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây có thể trở thành tấm khăn đỏ làm cho con bò tót Putin lồng lên ở Crimea, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đang đồn trú và ngay cả khi Crimea là một phần lãnh thổ của Ukraine hay không?

Khối Đại Tây Dương kề vai sát cánh

Scholz đã luôn thể hiện kề vai sát cánh và tin tưởng Tổng thống Mỹ Biden, ông đã 80 tuổi và đã có một thời gian dài chứng kiến Chiến tranh Lạnh và biết rõ các quy tắc chính trị thực sự của nó.

Ngay khi nổ ra cuộc chiến Ukraine, chính phủ Đức nhanh chóng từ bỏ nguyên tắc cơ bản „không cung cấp vũ khí hạng nặng cho các vùng chiến sự“. Thế nhưng, từ vũ khí chống tăng đến pháo chống tăng cho đến bệ phóng tên lửa và xe bọc thép chở quân và tất cả các quyết định tiếp theo của Đức luôn được đưa ra cùng với sự đồng hành của Mỹ. Các quốc gia nhỏ khác, họ chỉ làm theo.

Các đồng minh phương Tây thống nhất với nhau cùng phối hợp hành động trong việc cung cấp vũ khí, không 1 quốc gia nào được phép tự ý đơn phương liều lĩnh nhanh nhẩu chuyển giao vũ khí để làm lộ mình trước Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn để ý cân nhắc xem, liệu việc chuyển giao vũ khí của phương Tây có thực sự biện minh được cho việc mở rộng cuộc xung đột sang NATO hay không. Người châu Âu cũng nhận thức được rằng họ không thể đơn độc chống lại kho vũ khí hạt nhân của Putin. Và chính vì thế, Thủ tướng Scholz thường xuyên cố gắng lôi kéo người Mỹ trở thành đồng minh quan trọng nhất và mạnh nhất tại châu Âu.

Ba Lan liên tục chỉ trích Chính phủ Liên bang

Tại hội nghị Ramstein vào thứ Sáu tuần trước, chỉ có một số quốc gia sẵn sàng tự tay giao xe tăng Leopard cho Ukraine. Tuy nhiên, muốn giao tăng „Leopard“ phải có sự đồng ý của Đức, vì Đức là nước sản xuất. Về vấn đề này Ba Lan luôn lớn tiếng chỉ trích Đức cản „mũi kỳ đà“. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm nay tuyên bố rằng, sẽ đệ đơn xin xuất xe tăng „Leopard“ do Đức sản xuất cho Ukraine. Tuy nhiên ông cũng không đưa ra được là lúc nào nộp đơn. Bộ trưởng Ngoại giao Baerbock ít nhất đã nói trên truyền hình Pháp rằng, bà sẽ không phản đối việc giao hàng “Leopard”. Chính phủ Liên bang cũng tuyên bố rằng, họ sẽ xử lý đơn xin chuyển giao xe tăng “Leopard” của Ba Lan một cách nhanh chóng và chính xác. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy đơn đâu. Đức chỉ trích Balan đã dùng vụ lùm xùm về xe tăng „Leopard“ cho chiến dịch tranh cử.

Những điều khó nói

Đâu là cách tiếp cận chiến lược và mục tiêu mà Đức theo đuổi trong cuộc chiến Ukraine là gì? Không ai thực sự được biết.

Những chỉ trích từ Ba Lan, từ Liên minh „đèn giao thông“ và phe đối lập, cũng chỉ vì Chính phủ Liên bang không chịu giải thích rõ ràng lý do một cách cởi mở.

Thủ tướng cứ lặp đi lặp lại quan điểm của mình về vấn đề xe tăng, nhưng ông ấy chưa thực sự giải thích vì sao. Scholz muốn nắm tất cả át chủ bài trong tay và không để ai dòm ngó quân bài của mình. Người phát ngôn Chính phủ, ông Steffen Hebestreit cho biết, quá trình này “nó càng ít được công khai“ càng tốt.

Những tuyên bố như vậy cho thấy: Vấn đề nan giải về xe tăng chỉ được cân nhắc và quyết định trong một nhóm rất ít người.

Lê Hoàng biên dịch

Nguồn:

https://www.tagesschau.de/inland/innenpolitik/panzer-scholz-debatte-101.html

Aufrufe: 91

Related Posts