Berlin (EAST SEA) Thứ Tư, Tháng Ba 22nd, 2023 / 09:10

Kỳ nguyên mới trong quan hệ Nga-Trung?

Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyển thăm cấp nhà nước tới Nga, một chuyến đi mà Bắc Kinh đã ca ngợi là “chuyến thăm vì hòa khi họ tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine. Chuyển thăm 3 ngày của ông Tập là chuyến thăm đầu tiền của ông tới Nga – một đồng minh lớn của Trung Quốc – trong gần 4 năm, và được Moskva mô tả là mở ra một “kỳ nguyên mới” trong quan hệ hai nước.

Chuyến thăm cũng diễn ra hơn một năm sau cuộc tấn công của Nga vào nước láng giềng châu Âu, cuộc chiến đã cô lập Moskva trên trường quốc tế. Chuyến thăm này sẽ được các nước phương Tây theo dõi chặt chẽ để tìm những dấu hiệu mà Tập Cận Bình có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev. Theo tờ “The Wall Street Joumal” của Mỹ, ông Tập Cận Bình cũng có thể đang lên kế hoạch cho cuộc điện đàm đầu tiên của mình với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Putin, ông Yuri Ushakov, nói với các hãng thông tấn Nga rằng ông Tập Cận Bình và ông Putin sẽ có cuộc gặp riêng “không chính thức” và dùng bữa tối vào ngày 20/3 trước khi hội đàm vào ngày 21/3. Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ ký một hiệp định “tăng cường quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược (của hai nước) bước vào một kỳ nguyên mới”, cũng như một tuyên bố chung về hợp tác kinh tế Nga-Trung đến năm 2030. Với việc mới đây đã củng cố uy tin của mình với tư cách là một nhà môi giới quyền lực quốc tế bằng cách làm trung gian hòa giải ngoại giao bất ngờ giữa hai đối thủ Trung Đông là Saudi Arabia và Iran, Bắc Kinh rất muốn khẳng định mình là một “nhà kiến tạo hòa bình”.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng ông Tập khó có thể sắp xếp một sự nối lại quan hệ tương tự trong cuộc chiến Ukraine do mối quan hệ nồng ẩm của Trung Quốc với nước láng giềng phía Bắc rộng lớn và sự thiếu ảnh hưởng tương đối của nước này đối với Điện Kremlin.

Trung Quốc đã thể hiện mình là một bên trung lập trong cuộc xung đột ở Ukraine, từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga trong khi chỉ trích Mỹ và các nước. NATO vì đã hỗ trợ quân sự cho Kiev. Lập trường đó đã vấp phải sự chỉ trích từ các quốc gia phương Tây, vốn coi Bắc Kinh là ngầm ủng hộ hành động gây hẳn củaNga và cung cấp vỏ bọc ngoại giao cho Moskva. Các nước phương Tây lập luận rằng các đề xuất của Trung Quốc về chấm dứt chiến tranh đặt nặng vào các nguyên tắc nhưng lại hầu như không có các giải pháp thực tế.Về phần mình, Putin hôm 19/3 đã hoan nghênh việc Trung Quốc sẵn sàng đóng “vai trò mang tính xây dựng” trong việc chấm dứt xung đột ở Ukraine, đồng thời cho biết ông rất “kỳ vọng” về cuộc hội đàm với ông Tập. Putin nói thêm rằng quan hệ Trung-Nga đang “ở điểm cao nhất” trong lịch sử.

Chủ nghĩa “”đa phương đích thực”

Mỹ cho biết họ sẽ phản đối những lời kêu gọi ngừng bắn của Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Tập, nói rằng một động thái như vậy sẽ “đơn giản là có lợi cho Nga” bằng cách cho phép nước này củng cố “cuộc chinh phục” Ukraine và chuẩn bị một cuộc tấn công khác. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ca ngợi chuyến đi của ông Tập là “chuyến thăm vì hỏa binh” nhằm “thực hành chủ nghĩa đa phương thực sự… cải thiện quản trị toàn cầu và đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ của thế giới”. Tuy nhiên, làm sâu sắc thêm sự cỗ lập quốc tế của Nga, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm 17/3 đã công bố lệnh bắt giữ Putin với cáo buộc tội ác chiến tranh khi trục xuất bất hợp pháp trẻ em Ukraine. Trong một động thái đầy thách thức, Putin được cho là đã đến thăm Mariupol vào ngày 19/3, chuyến đi đầu tiên của ông tới thành phố phía Đông Ukraine kể từ khi thành phố này bị chiếm đóng sau một cuộc bao vây kéo dài của Moskva. Theo Điện Kremlin, ông Putin đã bay tới Mariupol bằng trực thăng hôm 18/3 và tự lái xe ô tô đi khảo sát thành phố này.

“Những người bạn cũ”

Trung Quốc và Nga đã công bố quan hệ đối tác “không giới hạn” vào tháng 2/2022 khi Putin đến thăm Bắc Kinh để khai mạc Thế vận hội mùa Đông, vài ngày trước khi ông phát động cuộc xâm lược Ukraine. Mặc dù Bắc Kinh đã kêu gọi bình tĩnh ngay từ đầu, nhưng điều này phần lớn phản ánh quan điểm của Moskva rằng NATO đe dọa Nga bằng việc mở rộng về phía Đông và các đồng minh phương Tây của Ukraine đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh bằng cách cung cấp xe tăng và tên lửa cho nước này. Tập Cận Bình, người đã phá vỡ tiền lệ lâu nay để bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Chủ tịch nước trong tháng này, đã gọi Putin là một “người bạn cũ”.

Bắc Kinh và Moskva cũng xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây theo quan hệ đối tác “không giới hạn”, vốn đóng vai trò như một bức tưởng thành ngoại

giao chống lại phương Tây. Trung Quốc đã mang lại doanh thu quan trọng cho Moskva với tư cách là khách hàng mua dầu lớn nhất của nước này, với thương mại

song phương tăng vọt trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu cho biết thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang cân nhắc gửi vũ khí cho Nga, điều mà Bắc Kinh đã bác bỏ.

Tuần trước, có thông tin cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đề nghị Bắc Kinh làm nơi trung lập cho các cuộc đàm phán giữa Saudi Arabia và Iran, mở đường cho việc khôi phục quan hệ mang tính bước ngoặt giữa hai đối thủ truyền kiếp này. Abanti Bhattacharya, Phó giáo sư về Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Delhi của Ấn Độ, cho biết Trung Quốc đã có quan hệ tốt với Riyadh và Tehran, nhưng việc đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột Ukraine sẽ khó khăn hơn. Bà nói với AFP rằng bất chấp tình hữu nghị với Moskva, Trung Quốc ngược lại “không có quan hệ chặt chẽ với Ukraine và duy trì quan điểm chống NATO mạnh mẽ”…/.

Theo AFP/Reuters

https://www.reuters.com/

Aufrufe: 197

Related Posts