Berlin (EAST SEA) Chủ Nhật, Tháng Tư 23rd, 2023 / 06:37

Mỹ bố trí cờ vây – TQ tức giận

Dư luận quốc tế lo ngại, sau khi Philippines đồng ý cho phép Mỹ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự. TQ tỏ thái độ – Manila yêu cầu Mỹ không sử dụng cho các hoạt động nhằm vào bên thứ ba.

Các căn cứ mới Mỹ được sử dụng tại Philippines

Thỏa thuận được cho là “ưu ái” Mỹ này, tới nay nào ai được biết cụ thể. Hẳn nó thuộc danh mục “tài liệu mật” của cả hai quốc gia liên quan. Suy cho cùng, Mỹ và Philippines có quyền làm thế khi hai nước đã có Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA), ký năm 2014, theo đó, Mỹ hiện diện nhiều hơn tại các căn cứ quân sự của Philippines.

Thời điểm EDCA ra đời, Biển Đông đã có chiều sôi sục, chủ yếu do những vụ va chạm đầy khả nghi mà nạn nhân thường là ngư dân Việt Nam, Philippines đang hành nghề trên các ngư trường truyền thống. Và nữa, là những hành vi đe dọa, quấy rối của Trung Quốc đối với các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia trên Biển Đông, tại những điểm mà các quốc gia này tuyên bố chủ quyền và trong thực tế, đang kiểm soát. Đỉnh điểm gây hấn của Trung Quốc là vụ giàn khoan Hải Dương 981 – Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tháng 5/2014…

Bối cảnh, diễn biến phức tạp đó, sự ra đời của EDCA được coi là có vai trò quan trọng đối với cả hai nước: Philippines phải đối mặt với một Trung Quốc cứng rắn và ngỗ ngược; Mỹ đang thực hiện “xoay trục” sang châu Á để kiềm chế sự trỗi dậy hoang dã của một “chú gấu” qua thời ngủ đông đang thèm muốn gần như tất cả những gì của thế giới.

Năm căn cứ quân sự Mỹ được sử dụng ở Philippines theo EDCA khi đó đã khiến Trung Quốc hậm hực. Tuy nhiên, soi mói, bắt bẻ kiểu gì cũng khó, ngoài việc ném ra phản ứng chung chung: các quốc gia liên quan hãy thận trọng, nếu không muốn làm căng thẳng khu vực.

Kiểu tuyên bố đó, ngoài ý nghĩa thể hiện phản ứng theo công thức ngoại giao nhàm chán, còn lại chẳng dọa được ai. Ngay cả Philippines cũng còn không mấy quan tâm, huống gì Mỹ lúc nào cũng ngạo mạn, nghênh ngang sẵn sàng thách thức, ai thích chơi kiểu gì cũng “chiều”.

Nhưng lần này thì khác. Soi mói mọi động thái hằng ngày; cảnh báo, nói xa nói gần vài ba bận, tới tháng 4, thay vì mập mờ úp mở, truyền thông phóng lên vị trí 4 căn cứ mới, Trung Quốc lập tức làm ầm ĩ.

Nói cho cùng, Trung Quốc có lý do để mà tức tối khi đặt những diễn biến mới này trong sự liên hệ với Đài Loan. Bốn căn cứ quân sự mới theo EDCA mà Mỹ sẽ được tiếp cận ở miền bắc và miền tây Philippines, gồm 2 căn cứ ở tỉnh Cagayan, 1 căn cứ ở tỉnh Isabela và căn cứ còn lại ở tỉnh Palawan.

Trong cái nhìn chiến lược của Bắc Kinh, ít nhất, có tới 3 trong 4 căn cứ mới nằm ở những vị trí nhạy cảm, cách Đài Loan chỉ khoảng dưới 400km. Khoảng cách đó đủ để Mỹ hỗ trợ đồng minh Đài Loan một cách hiệu quả trong trường hợp bị Trung Hoa đại lục tấn công.

Qua mặt với Bắc Kinh, vồ vập Washington, nhưng xem ra, Manila chưa đến nỗi “cạn tàu ráo máng”. Thế nên, ngay sau phản ứng khó chịu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về nguy cơ làm “căng thẳng quân sự gia tăng và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực”, ông Enrique Manalo – ngoại trưởng Philippines đã tuyên bố: “EDCA không được nhằm vào bất kỳ quốc gia thứ ba nào, thỏa thuận phải được sử dụng cho trường hợp của Philippines”.

Một lời giải thích cho người dân Philippines, cũng là một lời trấn an gửi tới người láng giềng phương Bắc chăng?

Hẳn thế. Nhưng về phía mình, Bắc Kinh vẫn có lý do để mà nghi ngờ: Kỹ thuật, công nghệ nằm trong tay người Mỹ. Một khi Mỹ ấn nút phóng tên lửa hướng về eo biển Đài Loan, liệu Manila có đủ sức phát hiện, ngăn chặn?

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tức tốc bay tới Manila vào ngày 21/4 này với danh nghĩa chuyến thăm chính thức Philippines. Chuyến công du của một nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc như ông Tần Cương hẳn là nhiều việc. Nhưng trong các việc đó, dư luận tin là phải có việc “làm ra môn, ra khoai” câu chuyện liên quan 4 căn cứ mới mà Mỹ được phép sử dụng nêu trên.

BDN

Aufrufe: 118

Related Posts