Berlin (EAST SEA) Thứ Tư, Tháng Tư 26th, 2023 / 06:13

Thế giới bất ổn, chi tiêu quân sự tăng kỷ lục

Cuối thế kỷ XX, phe Xã hội chủ nghĩa tan rã, Mỹ và NATO không còn đối thủ, những tưởng NATO sẽ không cần tồn tại và thế giới sẽ có hoà bình, sẽ bình yên. Nhưng không, NATO vẫn tồn tại, Mỹ và đồng minh liên tục can thiệp quân sự vào nhiều nước, chiến tranh vẫn xảy ra ở nhiều khu vực.

Lô viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.

Mỹ và đồng minh tiếp tục đầu tư vào quân sự buộc các nước phải coi đó là cực duy nhất duy trì trật tự thế giới. Nga mặc dù suy giảm về kinh tế nhưng vẫn duy trì vị trí cường quốc quân sự ngang hàng với Mỹ, vì biết Mỹ và NATO không để cho yên ổn. Trung Quốc sau khi trở thành nền kinh tế thứ hai, đã gia tăng đầu tư cho quân sự với mong muốn trở thành cường quốc quân sự ngang với Mỹ. Nga thì kiên quyết chống lại sự uy hiếp của Mỹ và đồng minh của Mỹ trong khu vực. Các nước Đông Âu, sau khi phe xã hội chủ nghĩa tan rã đã tăng cường đầu tư vào quân sự và ồ ạt gia nhập NATO và được NATO giúp đỡ. Các nước khác ở nhiều khu vực trên thế giới cũng gia tăng đầu tư vào quân sự để tự bảo vệ mình trước một thế giới đang có xu hướng bất ổn hơn.

Xung đột Nga – Ukraina bùng nổ kéo dài với dự báo có thể là khởi đầu cho chiến tranh thế giới thứ 3 đã tạo thành làn sóng chạy đua vũ trang trên toàn cầu.

Mỹ và châu Âu, trước hết là các nước NATO gia tăng sản xuất vũ khí, một phần để cung cấp cho Ukraina, một phần để đối phó với nguy cơ chiến tranh lan rộng.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng là một điểm nóng, nhất là an ninh biển đảo bất ổn làm cho các nước khu vực này cũng tăng cường đầu tư quân sự, trong đó chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan.

Mức tăng chi tiêu quân sự hàng năm của các quốc gia trong năm 2022, tính theo tỷ lệ %.

Xu hướng chi tiêu quân sự toàn cầu tăng kỷ lục trong hai năm qua, đặc biệt là năm 2022.

Mỹ vẫn là nước chi nhiều nhất cho quân sự lên tới 877 tỷ USD, chiếm tới 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Trung Quốc là nước có mức chi tiêu quân sự cao thứ hai thế giới, cao nhất châu Á với 292 tỷ USD, tăng liên tục trong 28 năm.

Nhật Bản chi 46 tỷ USD cho quân sự trong năm 2022, đây là mức chi cao nhất của Nhật Bản kể từ năm 1960.

Chi tiêu quân sự của Nga lên 86,4 tỷ USD trong năm 2022 khi phải tiến hành chiến tranh với Ukraina.

Còn Ukraina mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng đã phải chi tiêu quân sự tới 44 tỷ USD, tăng 6 lần so với năm 2021.

Tất cả các nước ở Tây Âu, Ấn Độ, Úc, Đông Á, Nam Á đều gia tăng chi tiêu quân sự, riêng châu Âu tăng 13%, cao nhất trong 30 năm qua.

Chưa bao giờ thế giới bất ổn lan rộng như hiện nay, buộc các nước đều phải gia tăng chi tiêu quân sự.

BDN

Aufrufe: 87

Related Posts