Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Năm 5th, 2023 / 09:09

Đảo Đá Tiên Nữ, nơi đón bình minh đầu tiên của Việt Nam

Đá Tiên Nữ là một rạn san hô vòng, thuộc cụm Trường Sa trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang kiểm soát Đá Tiên Nữ như một phần của thị trấn Trường Sa, thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đá Tiên Nữ cách cảng Cam Ranh 694 km, cách đá Tốc Tan 64km về phía Đông và cách quần đảo Palawan của Philippin gần 300km. Đá Tiên Nữ là thực thể nằm xa nhất về phía Biển Đông trong các thực thể mà Việt Nam đang kiểm soát tại Quần đảo Trường Sa. Bãi đá có hình dạng tam giác, với chiều dài 3 cạnh là 3,3 km, 5,5 km và 6,7 km. Chiều dài lớn nhất trên Đảo Đá là 6,8 km, chiều rộng tối đa đạt 3,3 km. Tổng diện tích của đá Tiên Nữ là khoảng 10km2. Khu vực phía trong đá có lòng hồ dài khoảng 4,2 km và chiều rộng khoảng 1,7 km.

Đá Tiên Nữ là một vành đai san hô khép kín. Khi thủy triều xuống sẽ có những gò san hô nổi lên, tập trung nhiều ở phía Bắc và phía Đông Bắc của bãi và toàn bộ phía ngoài có thể lội bộ xung quanh được.

Đá Tiên Nữ mang đậm dấu ấn thời tiết, khí hậu, thủy văn của Quần đảo Trường Sa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, trên đảo không có mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, và ngày nào cũng có mưa, giông tố thất thường, thậm chí có ngày lượng mưa đo được đến 300mm. Trong một ngày nắng đẹp, từ một điểm cao trên đảo, có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn vẹn cảnh biển của bãi Đá Tiên Nữ với những rạn san hô hiện lên trong làn nước trong xanh và kết lại trở thành một hình vòng cung tuyệt đẹp như chính cái tên của Đảo. Truyền rằng: khi xưa Biển Đông quanh năm nổi sóng gió, trời thương những con tàu bè nhỏ, ra khơi trong vô vọng nên sai một nàng tiên bay đến giữa biển. Có nàng tiên ở đó, giông gió cũng thôi thét gào, trời biển cũng hiền hòa hơn. Nơi nàng tiên bay xuống, hình thành một bãi cạn, người ta gọi là bãi Tiên Nữ.

Do nằm ở phía Đông của đất nước và ở múi giờ thứ tám nên mặt trời mọc ở đây sớm hơn ở đất liền một giờ, tức là ở trên đảo sẽ sớm hơn 1 giờ so với Hà Nội. Chính vì vậy mà Việt Nam trải dài trên hai múi giờ, chứ không phải một múi giờ như mọi người vẫn nghĩ. Bình minh trên đá thiện nữ được cho là đẹp nhất trên quần đảo Trường Sa vì khoảng cách và màu sắc nhìn mặt trời rất gần.

Đời sống của quân nhân trên Đá Tiên Nữ

Hiện nay, Đá Tiên Nữ nữa đã được xây dựng nhà ở kiên cố, vững chắc, có hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân nhân trên đảo. Đảo cũng đã được trang bị máy thu hình, hệ thống trạm thu sóng Viettel, trạm phát tín hiệu về tình của Đài truyền hình Việt Nam.

Là nơi xa nhất của đất liền nhưng quân nhân trên Đá Tiên Nữ với tình yêu biển đảo luôn khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với những người lính ở những đảo nổi trong Quần đảo Trường Sa thì những loại cây như cây Bàng Vuông, cây Phong Ba là những lá chắn sóng gió hiệu quả, tạo cảnh quan, tạo bóng mát. Nhưng ở đảo chim như Tiên Nữ, xung quanh chỉ là san hô, để có được màu xanh, chỉ có thể trồng cây trong chậu. Trên Đá Tiên Nữ, nuôi nhiều chó, những chú chó trên Đá Tiên Nữ nổi tiếng bơi giỏi, có thể bắt cá khi thủy triều xuống. Chó ở đây không những thân thiện với khách từ đất liền ra thăm, mà nó còn được huấn luyện để theo chân người lính tuần tra canh gác và bầu bạn, giúp lính đảo bớt nhớ nhà.

Bộ đội Việt Nam trên Đảo Tiên Nữ đã làm tốt tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho ngư dân, hỗ trợ ngư dân về nước ngọt rau xanh và một số nhu yếu phẩm khác. Qua đó, bãi đá đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân Việt Nam vươn khơi bám biển.

Vị trí chiến lược Án Ngữ phía Đông

Là thực thể nằm ở cực Đông của Tổ quốc nên Đá Tiên Nữ có vị trí chiến lược giúp phát hiện các mục tiêu đầu tiên từ xa tới và cùng với các đảo như Trường Sa Lớn, Đảo Đá Lớn trong Quần đảo Trường Sa, tạo thành lá chắn sườn phía Đông bảo vệ Việt Nam. Đảo Đá Tiên Nữ có vị trí rất quan trọng, nằm trong khu vực 3 của Quần đảo Trường Sa. Từ Đá Tiên Nữ đến các bãi đá khác như Tốc Tan, Núi Le, Phan Vinh và một số đảo ở phía Nam của Quần đảo Trường Sa khá dễ dàng, rất thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các đảo và là địa chỉ tin cậy của ngư dân các địa phương ra đánh bắt hải sản trong khu vực này. Xung quanh đảo có nhiều loài hải sản như cá ngừ, cá mú, cá tráp, tôm hùm, rùa biển dễ đánh bắt, khai thác, chế biến, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực Quần đảo Trường Sa cho nên căng thẳng do Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu quần đảo. Hải quân Việt Nam tổ chức lực lượng, đóng giữ thêm một số đảo bãi đá ở Trường Sa. Giữa mùa biển động, vượt qua sóng to gió lớn, ngày 25 tháng 1 năm 1988, tàu HQ613 của vùng 4 hải quân Việt Nam đã đưa lữ đoàn 146 và Trung đoàn, Công binh 83 đến Đảo Tiên Nữ dựng nhà cao trần và tổ chức bảo vệ đảo. Với kết cấu bê tông cùng các dải đá san hô khép kín, tạo thành lòng hồ có độ sâu lý tưởng. Có thể trong thời gian sắp, tới Việt Nam sẽ có được một trung tâm hậu cần nghề cá tiếp theo tại đây. Thậm chí, trong tương lai không xa, khu vực này còn có thể có một sân bay. Nếu điều đó xảy ra thì viễn cảnh du lịch ra Đá Tiên Nữ là rất khả thi. Vì mỗi người dân Việt Nam luôn muốn được đến thăm một phần lãnh thổ thiêng liêng của họ.

Xung quanh đá Tiên Nữ có đá Núi Le và đá Thuyền Chài hiện đều được mở rộng kênh dẫn nước từ bên ngoài vào lòng hồ bên trong thực thể và trở thành hai âu tàu tự nhiên cho tàu thuyền neo đậu. Do đó, việc Việt Nam biến Tiên Nữ trở thành một âu tàu, sẽ giúp quốc gia này có tới 3 âu tàu tự nhiên đáp ứng nhu cầu neo đậu, tránh trú cho một lượng lớn tàu cá của ngư dân hoạt động trong khu vực biển Quần đảo Trường Sa. Từ đây có thể tạo nên điểm tựa vững chắc cho ngư dân tự tin vườn khơi bám biển dài ngày, không lo ngại các cơn bão nhiệt đới ập đến bất ngờ.

Đảo Tiên Nữ cũng là một trong không nhiều các thực thể rạn san hô mà Việt Nam đang kiểm soát có diện tích trên 10 km2. Tiên Nữ, Thuyền Chài và Núi Le kết hợp lại sẽ tạo ra các âu tàu có diện tích rất lớn đủ sức neo đậu các loại tàu cá lớn và một số loại tàu chiến của Việt Nam trong trường hợp cần thiết.

Dìa san hô phía đông của đảo gần như là một đường thẳng, quá hoàn hảo để Việt Nam có thể xây dựng sân bay thứ hai tại Quần đảo Trường Sa.

Ngoài ra, Đá Tiên Nữ cũng là một trong 9 thực thể có hải đăng trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Hải đăng giúp cho tàu thuyền đi đúng hướng, không bị mắc cạn hay vướng vào đá ngầm việc xây dựng những ngọn hải đăng này theo luật pháp quốc tế là trách nhiệm của mỗi quốc gia có biển, đồng thời là cột mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam, được cơ quan quỹ đạo quốc tế và hiệp hội báo hiệu Hàng hải Quốc tế ghi nhận trên Hải đồ quốc tế. Trạm Hải Đăng Tiên Nữ được xây dựng theo ứng dụng công nghệ mới, nằm trên móng trọng lực, đặt trên đá san hô tự nhiên. Phần chạm và tháp đèn có kết cấu dầm vững chắc, cao hơn 20m đèn có tâm sáng ở độ cao 20,5 m, tầm hiệu lực sáng ban ngày là khoảng 26 km, còn ban đêm là khoảng 28 km. Đèn hoạt động độc lập, giúp tàu thuyền đi qua vùng biển Trường Sa nhận biết được Hải phận và hướng đi của mình.

BDN

Aufrufe: 100

Related Posts