Berlin (EAST SEA) Chủ Nhật, Tháng Năm 16th, 2021 / 23:11

Sẽ sớm có trận chiến trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc?

Trang mạng Politico ngày 13/5 đăng bài phân tích của cựu Đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis, từng là Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang NATO, trong đó nhận định rằng hiện không có nguy cơ xảy ra chiến tranh trên bộ ở châu Á, song khả năng xảy ra một trận chiến trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên.

àu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (trái), tàu tấn công đổ bộ USS Boxer và các tàu liên quan của Mỹ hoạt động ngày 6/10/2019 trên Biển Đông. (Nguồn: AFP)

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (trái), tàu tấn công đổ bộ USS Boxer và các tàu liên quan tiến hành hoạt động ngày 6/10/2019 trên Biển Đông.

Tầm quan trọng của Biển Đông

Để nhìn nhận đúng các nguy cơ, cần thấy được tầm quan trọng của Biển Đông – cán cân quân sự ở Đông Á giữa Mỹ và Trung Quốc và vai trò quan trọng của Đài Loan (Trung Quốc) trong kịch bản này.

Quy mô và tầm quan trọng của Biển Đông là khó có thể tranh cãi. Biển Đông lớn hơn cả Vịnh Mexico và Biển Caribe cộng lại. Các nhà phân tích coi Biển Đông là chặng đầu tiên của sáng kiến “Vành đai và con đường” của Bắc Kinh, chiến lược địa chính trị và thương mại nhằm chuyển các nguồn lực sang Trung Quốc và xuất khẩu hàng hóa sản xuất, cũng như mở rộng các mối quan hệ kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị.

Biển Đông là “thềm trước” của Trung Quốc, kết nối Trung Quốc với các nước láng giềng lân cận và tạo điều kiện cho Bắc Kinh gây áp lực đối với Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và các nước khác.

Bằng cách tuyên bố Biển Đông là lãnh hải, về mặt lý thuyết, Bắc Kinh có quyền kiểm soát giao thương, hạn chế sự hiện diện của tàu chiến và khai thác tài nguyên thiên nhiên theo ý muốn. Để củng cố tuyên bố này, Trung Quốc đang xây các đảo nhân tạo trên khắp khu vực để yểm trợ các sân bay, tên lửa, radar và căn cứ hậu cần.

Hải quân Mỹ không gọi là “đảo nhân tạo”. Mỹ coi đó là “các tàu sân bay không thể đánh chìm” và đó là cách Trung Quốc sử dụng các đảo này để đối phó với Mỹ khi xảy ra xung đột.

Sau khi được bồi lấp, các đảo này được bao quanh bởi các đội tàu đánh cá lớn và tàu hải cảnh Trung Quốc. Tiếp theo, các đảo này trở thành cơ sở quân sự được gia cố bằng radar, đường băng và hệ thống phòng thủ.

Tất cả điều đó đã giải thích việc Trung Quốc thúc đẩy xây dựng lực lượng hải quân lớn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới với lực lượng không quân trên bộ và trên biển hùng mạnh.

Ngày nay, Trung Quốc có số tàu chiến nhiều hơn Mỹ, khoảng 360 so với 300. Các tàu chiến Mỹ chắc chắn có trọng tải lớn hơn, khả năng tấn công và phòng thủ tốt hơn nhiều và được kết nối hiệu quả hơn thông qua các mạng lưới chỉ huy và kiểm soát tiên tiến. Các tàu chiến Trung Quốc cũng được điều khiển bởi đội ngũ thủy thủ có kinh nghiệm và được đào tạo tốt hơn.

Tuy nhiên, quân số hùng hậu cũng mang lại thế mạnh riêng. Trong kịch bản tác chiến trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc chiến trên biển-trên không gần bờ biển của họ, giúp Trung Quốc dễ dàng tiếp cận hậu cần, đạn dược, sửa chữa và trên hết là phòng không trên bộ. Ngược lại, Mỹ có các tuyến tiếp tế dài và phải đưa các tàu bị hư hỏng và các thành viên thủy thủ đoàn bị thương trở lại Mỹ hoặc ít nhất là đến các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Điều này dẫn đến một điểm quan trọng khác trong cán cân quyền lực có lợi hơn cho Mỹ: mạng lưới các đồng minh, đối tác và bạn bè của Mỹ có nhiều năng lực hơn.

Ngoài 3 đồng minh Thái Bình Dương nêu trên, Mỹ có các liên minh hiệp ước chính thức khác với New Zealand, Philippines và Thái Lan; quan hệ đối tác rất bền chặt với Singapore, Việt Nam và Malaysia; quan hệ hữu nghị ngày càng nồng ấm với Ấn Độ và các nước khác trong khu vực.

Tại thời điểm này, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể trông cậy vào những nước này để được hỗ trợ quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột hay không. Tuy nhiên, theo thời gian, khả năng và thái độ của các nước này có thể thay đổi nếu Bắc Kinh tiếp tục hành vi hung hăng và tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển quan trọng.

Tất cả các mối quan hệ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đó đều được tăng cường nhờ quan hệ của Mỹ với các nước có lực lượng hải quân có khả năng triển khai toàn cầu đến Thái Bình Dương. Anh, Pháp và Đức đều bày tỏ sẵn sàng tham gia các cuộc tuần tra “tự do hàng hải” với Mỹ trên Biển Đông.

Kịch bản chiến tranh trên biển

Có thể hình dung một cuộc chiến tranh trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc như thế nào?

Một kịch bản Đài Loan là điều mà hầu hết các nhà phân tích dự đoán là kịch bản tiềm tàng nguy hiểm nhất có thể kéo Mỹ và Trung Quốc vào một cuộc xung đột.

Cuối cùng, sự cân bằng sức mạnh quân sự trên Biển Đông và thực ra là ở Đông Á sẽ chú trọng vào công nghệ.

Trung Quốc đang rất tích cực xây dựng các hệ thống chiến đấu trong thế kỷ 21. Những nỗ lực của Trung Quốc chú trọng vào không gian mạng (cả công cụ tấn công và phòng thủ), không gian và hệ thống điều khiển-chỉ huy được kết nối với nhau để xác định chính xác mục tiêu; và các phương tiện không người lái trên không, trên mặt biển và thậm chí ở độ sâu dưới đại dương để hỗ trợ tàu ngầm.

Thêm vào đó là các lực lượng đặc biệt như “dân quân biển” để “quấy rối” hoạt động vận chuyển của nước khác và cung cấp thông tin tình báo; phòng thủ tên lửa để bảo vệ mạng lưới đảo nhân tạo và căn cứ ven biển; tên lửa hành trình siêu thanh; tàu ngầm diesel và trí tuệ nhân tạo.

Tại thời điểm này, lực lượng Mỹ có lợi thế trong trận chiến trên biển-trên không. Công nghệ của Mỹ, mạng lưới đồng minh và căn cứ trong khu vực, không quân tầm xa, phương tiện không người lái và năng lực không gian của Mỹ vẫn vượt xa Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đang vươn lên nhanh chóng và vào cuối thập kỷ hoặc sớm hơn sẽ ở vị thế thực sự thách thức Mỹ trên Biển Đông.

Mỹ không cần chờ đến năm 2034 để chuẩn bị cho trận chiến này vì nó có thể đến sớm hơn nhiều.

TG&VN

Aufrufe: 509

Related Posts