Berlin (EAST SEA) Thứ Hai, Tháng Sáu 12th, 2017 / 09:11

Một cuộc chạy đua vũ trang mới ở Đông Nam Á? (Phần 2)

Có thể nhận định, việc tăng chi tiêu quốc phòng là một xu thế chủ đạo ở ĐNA trong những năm gần đây, mặc dù ở mỗi nước quy mô và tốc độ gia tăng có khác nhau.

Điều đáng nói là cuộc chạy đua này không mang nghĩa truyền thống bởi ở khu vực hiện không tồn tại đối đầu quân sự giữa hai nước hay giữa các nước với nhau; các nước tăng sức mạnh quốc phòng cũng không nhằm đối phó hay cân bằng lại sự gia tăng vũ trang của nước khác. Đối với 3 nước Việt Nam, Indonesia, Philippines, mối nguy cơ từ một nước TQ hiếu chiến là rõ ràng hơn, đặc biệt trước các tham vọng trên biển Đông của Bắc Kinh. Tuy nhiên, tăng cường sức mạnh ở ba nước này không nhằm chạy đua với TQ hay nhằm cân bằng lực lượng với TQ. Sức mạnh của TQ nếu so với từng nước trên vẫn ở thế vượt trội và việc chạy đua với TQ là điều “vô nghĩa”.

Ngoài mối đe dọa từ bên ngoài, Philippines và Indonesia còn phải đối phó với các thách thức an ninh trong nước từ chủ nghĩa khủng bổ và những phần tử ly khai. Một đặc điểm nổi bật của cuộc chạy đua vũ trang ở ĐNA hiện nay đó là mục tiêu của nó chủ yếu nhằm hiện đại hóa trang thiết bị quốc phòng vốn đã cũ kỹ, chứ không phải sự gia tăng về chất hoặc về lượng ở quy mô lớn có thể làm thay đổi cân bằng lực lượng ở khu vực. Một số đánh giá cho thấy 1/3 số tàu của hải quân Indonesia không thể hoạt động hoặc chỉ hoạt động được một cách hạn chế.

          Những xu hướng lớn trong chính sách chi tiêu quốc phòng ở ĐNA

Nhìn vào sự gia tăng chi tiêu quốc phòng mạnh mẽ của hàng loạt nước ĐNA thời gian qua, có thể thấy một số xu hướng lớn như sau:

Đầu tiên là việc trong khoảng 1 thập kỷ qua, các nước khu vực đã có sự điều chỉnh đáng kể chính sách quốc phòng, từ trọng tâm các vấn đề an ninh trong nước chuyển sang trọng tâm là tăng cường năng lực phòng vệ đất nước. Một ví dụ là Philippines. Năm 2005, Philippines không có lực lượng trực thăng trong không quân nhưng đến năm 2014, Manila đã đặt mua 12 máy bay chiến đấu của Hàn Quốc.

Xu hướng thứ hai là trong khoảng 10 năm qua, các hoạt động hiện đại và mở rộng sức mạnh vũ trang tập trung chủ yếu cho không quân và hải quân nhằm mục đích xây dựng năng lực phòng không và kiểm soát hải phận. Việt Nam, Indonesia, Singapore và Thái Lan gần đây đã mua mới nhiều loại tên lửa tầm xa và tàu ngầm trang bị các loại đầu đạn tấn công. Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam cũng trang bị mới các loại tên lửa chống tàu. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Singapore và Philippines mua mới nhiều tàu tuần tra, tàu khu trục, tàu chiến nhằm tăng năng lực kiểm soát và bảo vệ biển. Indonesia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan còn trang bị các hệ thống radar hiện đại.

Thứ ba là nhiều nước ở ĐNA muốn đẩy mạnh xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng. Chính phủ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Singapore đã không giấu giếm về việc muốn giao cho các tổ hợp công nghiệp trong nước các hợp đồng trang bị mới ký kết với các tập đoàn nước ngoài. Trong bối cảnh này, các nước hầu hết đều muốn ký với đối tác nước ngoài những hợp đồng có các điều khoản cụ thể quy định về chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng. Indonesia đã ký các hợp đồng như vậy với Hàn Quốc trong việc đặt mua các tàu ngầm thế hệ mới.

          Nguyên nhân dẫn đến tăng cường vũ trang ở ĐNA

          Lý giải đầu tiên cho sự tăng cường vũ trang này là môi trường an ninh chiến lược trực diện ở khu vực đang có nhiều thay đổi lớn. Đối với một loạt nước ở khu vực, cách hành xử quyết liệt hiếu chiến của TQ ở Biển Đông cùng với sự thiếu rõ ràng về tham vọng địa chiến lược của Bắc Kinh đã làm các nước buộc phải mở rộng và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình. Song song với đó là sự thiếu lòng tin của các chính phủ ở ĐNA đối với tính hiệu quả của những cơ cấu an ninh hiện có ở khu vực, vốn dựa trên nền tảng là các quan hệ đồng minh song phương giữa Mỹ với từng nước ở khu vực. Giải thích cho điều này xuất phát từ việc TQ tự rút ra khỏi các cơ cấu an ninh đó, mặt khác là ý đồ của TQ muốn thách thức địa vị thống trị của Mỹ ở khu vực.

Lý do tiếp theo đó chính là các nước ở khu vực ngày càng nghi ngờ về mức độ can dự và những cam kết an ninh của Mỹ ở ĐNA. Washington vốn đã dồn sức cho các chiến trường Iraq, Libya và nhiều nơi khác trên thế giới dường như không còn đủ lực để ngăn cản những tham vọng của TQ ở ĐNA, đặc biệt ở Biển Đông. Đặc biệt là những nước có tranh chấp trực tiếp về chủ quyền trên biển với TQ khi họ vừa không nhìn thấy vai trò của ASEAN trong cơ chế bảo đảm an ninh ở khu vực, vừa nghi ngờ về ảnh hưởng thực tế của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump./.

Tham khảo:

-https://www.sipri.org/databases/armstransfers

-Trends in international arms transfers 2015, SIPRI

-Trends in international arms transfers 2016, SIPRI

 

 

Aufrufe: 94

Related Posts