Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Chín 3rd, 2021 / 15:49

Nguy cơ đụng độ ở Biển Đông khi các cường quốc gia tăng can dự

Can thiệp và đối kháng

Chính quyền Joe Biden tiếp tục chủ trương cứng rắn với Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông và hối thúc đồng minh can dự. Tháng 1/2021, một chiến hạm Canada đi qua eo biển Đài Loan để tới điểm tập trận chung ở Biển Đông cùng Australia, Nhật Bản và Mỹ. Ngày 9/2/2021, hai nhóm tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz có cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Tháng 2/2021, Hải quân Pháp điều tàu ngầm tấn công SNA Emeraude có tàu BSAM Seine hỗ trợ đến tuần tra ở Biển Đông, điều tàu đổ bộ tấn công Tonnerre và tàu khi trục Surcouf từ cảng Toulon tới biển Đông thực hiện nhiệm vụ tuần tra và huấn luyện 3 tháng. Cùng tháng 2/2021, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hiện đại nhất của Anh cùng chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-3 và các máy bay trực thăng đã rời cảng Portsmouth tới Biển Đông, được hộ tống bởi 4 tàu khu trục, 1 tàu ngầm hạt nhân, 2 tàu tiếp liệu và tiếp tế. Ngày 5/4/2021, các tàu chiến Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ và Pháp tham gia tập trận hải quân La Perouse kéo dài 3 ngày ở vịnh Bengal.

Hình thức “Bộ tứ +” có thể mở rộng với sự tham gia của các thành viên khác. Đức, Anh sẽ gửi tàu chiến đến Biển Đông cuối năm 2021. Pháp, Đức, Hà Lan đang soạn thảo chiến lược Ấn – Thái của EU. Tàu hộ tống lớp Bayern của Đức sẽ tới châu Á và đi qua Biển Đông vào tháng 12, đánh dấu lần đầu tiên tàu chiến Đức tới đây từ năm 2002.
Đồng thuận Washington về sự can thiệp quân sự ở Biển Đông của Mỹ cùng đồng minh, đối tác và phản ứng đối kháng, quyết đoán không khoan nhượng của Bắc Kinh sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ quân sự với những hậu quả khó lường nhất là khi Bắc Kinh đã thông qua Luật hải cảnh mới cho phép nổ súng trước.

Nguy cơ và ứng phó

Thời gian tới, ngoài các phiên bản đụng độ mà TQ chủ động gây ra như các trường hợp EP-3E, Impeccable, USS Cowpens và Decatur… sẽ có thể xảy ra thêm một số kiểu đụng độ khác sau:
Một là, TQ có thể thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và dùng máy bay xua đuổi các máy bay của đối phương có thể dẫn tới va chạm trên không.
Hai là, trường hợp Ba Đầu cho thấy Khả năng Bắc Kinh có thể dùng “biển thuyền” dân sự để ngăn chặn tàu chiến của đối phương và gây va chạm trên biển để tạo cớ gây hấn.
Ba là, Bắc Kinh có thể sử dụng một số vũ khí trí tuệ nhân tạo như máy bay không người lái, thủy lôi thông minh và tàu ngầm mini không người lái để cản phá.

Trong trường hợp xấu nhất do đánh giá sai ý đồ của nhau và không kiểm soát được hành vi, va chạm quân sự có thể bùng phát thành xung đột hoặc chiến tranh cục bộ nhất là khi một số vũ khí trí tuệ nhân tạo được kích hoạt. Kết hợp sự hung hăng của TQ và sự dao động của Mỹ khiến khu vực có thể rơi vào hỗn loạn. Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiện nay giống như châu Âu trước chiến tranh – mất cân bằng, trật tự rạn nứt và không có liên minh rõ ràng để giải quyết vấn đề.

Do đó, cần đặt việc giải quyết vấn đề va chạm quân sự ở Biển Đông trong khuôn khổ cấu trúc an ninh khu vực đang định hình. Ba bài học châu Âu trước đây Mỹ có thể áp dụng:  (I) Thiết lập sự cân bằng quyền lực ở khu vực; (II) Kiến tạo một trật tự mà các quốc gia trong khu vực công nhận là chính đáng; (III) Xây dựng liên minh giữa các đồng minh và đối tác để giải quyết thách thức mà TQ đặt ra cho cả hai bên./.

TS Nguyễn Đình Luân

Aufrufe: 475

Related Posts