Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Chín 15th, 2023 / 04:31

Động lực thúc đẩy các nước Đông Nam Á hiện đại hóa quân sự

Có nhiều nguyên nhân, động lực phức tạp thúc đẩy các nước Đông Nam Á tích cực hiện đại hóa quân sự, trong đó những biến đổi của môi trường an ninh quốc tế và khu vực, mâu thuẫn và khác biệt trong nội bộ khu vực, sự phát triển của công nghệ quân sự và tình trạng cung ứng trên thị trường vũ khí toàn cầu là những yếu tố quan trọng, cụ thể:

Thứ nhất, những biến đổi của tình hình an ninh chiến lược quốc tế và khu vực. Là các quốc gia vừa và nhỏ, các nước Đông Nam Á rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường an ninh. Đồng thời, chính sách an ninh của những nước này phần lớn mang tính phản ứng không phải chủ động, đều là sự ứng phó với chính sách an ninh khu vực của các nước lớn thay vì đi đầu và dẫn dắt hành động. Do đó, diễn biến cục diện an ninh quốc tế cùng những biến đổi của tình hình an ninh khu vực kéo theo là động lực chính thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa quân đội của các nước Đông Nam Á.

Đặc biệt, trong Thế kỷ XXI, tiến trình hiện đại hóa quân sự của các nước Đông Nam Á ngày càng gắn liền với mối lo ngại chiến lược của họ trước sự biến đổi của môi trường địa chính trị, thay vì những tính toán và cân nhắc nội bộ vốn chi phối quyết sách mua sắm quân sự của các nước trong suốt một thời gian dài. Sự biến đổi của môi trường địa chiến lược khu vực chủ yếu được thể hiện ở 3 khía cạnh sau: Một là, sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với khu vực. Hai là, sự suy giảm đáng kể sức mạnh của Mỹ cùng sự gia tăng nghi ngờ của các nước Đông Nam Á đối với nước này. Ba là, cùng với sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn, Mỹ đã thiết lập các cơ chế hợp tác đa phương hẹp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) và Thỏa thuận an ninh ba bên Mỹ – Anh – Australia (AUKUS), đồng thời giúp các đồng minh nâng cao năng lực quân sự, chẳng hạn như việc Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Australia đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân theo thỏa thuận AUKUS. Những hành động này làm cho tình hình an ninh tại khu vực Ấn Độ, Dương Thái Bình Dương trở nên phức tạp hơn, kích thích các nước nâng cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự cho mình, từ đó đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa quân sự trong khu vực.

Thứ hai, sự mở rộng khái niệm kèm theo phán đoán mới về mối đe được an ninh. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mối lo ngai chính của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á la chủ nghĩa ly khai và hoạt động phản loạn trong nội bộ. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các mối đe dọa an ninh mà các nước Đông Nam Á phải đối mặt càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Ngoài các vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp biến giới lãnh thổ và xâm lược, Đông Nam Á luôn là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cướp biển, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và thiên tai do đặc điểm địa lý, địa chiến lược và mâu thuẫn nội bộ hình thành bởi sự phức tạp về sắc tộc và vướng mắc trong lịch sử… Thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen và tác động lẫn nhau, do đó không một quốc gia nào có thể đơn độc đối phó. Việc các nước Đông Nam Á xây dựng quân đội chủ yếu nhằm đối phó với các hoạt động phản loạn trong nước không còn đáp ứng được nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, nên họ buộc phải thúc đẩy hiện đại hóa quân đội toàn diện, tăng cường năng lực của quân đội trong việc thực hiện các hoạt động chiến tranh và hoạt động quân sự phí chiến tranh nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng đa dạng. 

Thứ ba, mâu thuẫn và xung đột trong bộ khu vực. Xuất phát từ các tranh chấp lịch sử và xung đột lợi ích thực tế, xuất hiện mâu thuẫn tương tự. Mặc dù nội bộ các quốc gia Đông Nam Á cũng tại đa số các nước đều có thái độ nhân nhịn, giải quyết hòa bình các tranh chấp, nhưng những mâu thuẫn tiềm tàng vẫn là biến số ảnh hưởng đến an ninh khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các bên xác định mục tiêu chính sách tăng cường phát triển lực lượng quân sự.

Thứ tư, sự phát triển của kỹ thuật quấn sự kéo theo những biến đổi về hình hại chiến tranh. Mỗi bước đột phá lớn, quan trọng về kỹ thuật quân sự đều mkéo theo sự thay đổi về khái niệm và phương thức tác chiến đều ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng quân đội. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, lượng tử, vũ khí siêu thanh, thiết bị không người lái được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực quân sự, làm thay đổi hình thái chiến tranh từ tin học hóa sang trí tuệ hóa. Những điều này tác động đến việc xây dựng và phát triển quân đội của các nước Đông Nam Á. Đồng thời, chuyển đổi mô hình quân sự không đơn thuần chỉ là mua sắm trang thiết bị vũ khí hiện đại, còn bao gồm cả việc đồng bộ hóa năng lực hậu cần, xây dựng điều lệnh liên hợp, chỉ huy, kiểm soát, trinh sát, tình báo và giám sát (C4ISR). Do hạn chế về sức mạnh quân sự và ngân sách quốc phòng, các nước Đông Nam Á không thể đầu tư phát triển công nghệ quân sự cao với quy mô lớn và toàn diện như các nước phát triển để nhanh chóng thực hiện chuyển đổi mô hình quân sự. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực như mua sắm trang bị, tổ chức biên chế và huấn luyện quân đội, những nước này đã từng bước tích hợp được những thành quả và ý tưởng quân sự mới nhất. Trong những năm gần đây, những bước tiến trong xây dựng quân đội hướng tới tin học hóa, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực phát triển trí tuệ hóa của các quốc gia Đông Nam Á, diễn ra ngày càng nhanh hơn. Không gian mạng đã trở thành lĩnh vực tác chiến thứ 5 bên cạnh lục quân, hải quân, không quân và vũ trụ, tác động sâu sắc đến quốc phòng của các nước, khu vực và an ninh thế giới.

Thứ năm, sự kích thích của thị trường vũ khí quốc tế. Trong một thời gian khá dài sau Chiến tranh Lạnh, các nhà sản xuất vũ khí ở Châu Âu, Mỹ và Nga phải đối mặt với vấn đề cắt giảm ngân sách quốc phòng và sự thu hẹp của nhu cầu vũ khí trong nước, do đó chủ yếu dựa vào thị trường nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp quân sự của mình. Điều này không chỉ giúp các nước Đông Nam Á có được vũ khí và trang thiết bị hiện đại giá rẻ, mà còn giành được lợi thế trong đàm phản, đồng thời có thể nhận được các ưu đãi kèm theo như chuyên giao công nghệ và bồi thường. Đông Nam Á trở thành thị trường xuất khẩu vũ khí quan trọng của Mỹ, Tây Âu, Nga và Israel. Trong những năm gần đây, lượng trang thiết bị và vũ khí được các nước Đông Nam Á nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu cũng ngày một tăng.

Cuối cùng, một số yếu tố khác cũng tác động đáng kể đến quá trình hiện đại hóa quân đội của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là việc phát triển trang thiết bị. Một số quốc gia mua vũ khí và trang thiết bị không hoàn toàn vì lý do quân sự, mà để nâng cao uy danh quốc gia hoặc cạnh tranh với nước láng giềng. Ví dụ, không ít quốc gia Đông Nam Á coi vũ khí và trang thiết bị tiên tiến là biểu tượng của vị thế quốc gia, cho rằng việc sở hữu các trang thiết bị hiện đại (như tàu sân bay và tàu ngầm) có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao uy tín của nhà cầm quyền và sự tự tin của người dân. Malaysia sau khi mua tiêm kích F-16 và tàu ngầm A12 của Singapore đã quyết mua thêm tiêm kích Su-30 của Nga và tàu ngầm Scorpene của Pháp. Sau khi các nước xung quanh như Malaysia và Indonesia sở hữu tàu ngầm, Thái Lan cũng quyết định mua tàu ngầm của Trung Quốc. Xét ở mức độ nào đó, tất cả các việc làm kể trên đều xuất phát từ toan tính cạnh tranh lẫn nhau./.

Aufrufe: 241

Related Posts