Berlin (EAST SEA) Thứ Năm, Tháng Sáu 29th, 2017 / 20:53

Đánh giá tình hình biển Đông của một chuyên gia Anh

 

Bill Hayton là một chuyên gia người Anh về châu Á, tác giả của cuốn „The South China Sea“ được tạp chí „The Economist“ chọn là cuốn sách hay nhất năm 2014. Nhân dịp ông đến trường Đại học Hamburg báo cáo về chủ đề Biển Đông, phóng viên  Rodion Ebbighausen đã thực hiện cuộc phỏng vấn về chủ đề nói trên. Truyền thông Đức rất thận trọng đưa những nhận xét và phân tích về tình hình không mấy bình yên ở Biển Đông. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt ý kiến của chuyên gia Bill Hayton nhân dịp Philippines, hiện đang chủ tịch ASEAN, và Trung Quốc mới đạt được thỏa thuận  về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một tài liệu hay cần tham khảo.

Ông cho biết, Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông mới được thỏa thuận giữa Philippines và Trung Quốc, nhưng không tiết lộ những điểm chi tiết. Dù sao nó cũng là một tiến bộ kể từ 15 năm nay. Thực ra năm 2002 đã có một Bộ quy tắc ứng xử rồi, nhưng không được bên nào tôn trọng.

Từ ba năm nay, kể từ sau vụ kéo giàn khoan vào vùng biển tranh chấp, tình hình Biển Đông tương đối yên ổn. Sự kiện đó đã làm mất uy tín của Trung Quốc trước quốc tế nên hiện tại chỉ còn xảy ra những vụ với tầm cỡ nhỏ hơn nhiều. Nhưng khi những đảo nhân tạo xây xong, tình hình có thể khác đi.

Thời gian gần đây, Trung Quốc lớn tiếng tranh cãi chủ quyền đảo Điếu Ngư/ Senkaku với Nhật Bản và có thể vì thế Trung Quốc không muốn làm căng ở cả hai nơi. Vả lại Đại hội đảng CS Trung Quốc cũng đang đến gần (mùa thu 2017) mà quan điểm của đảng lúc này là yếu tố giữ ổn định. Một lý do nữa là Trung Quốc đang quảng cáo cho „Con đường tơ lụa mới“, vì thế họ kiềm chế hơn.

Trung Quốc đang quản lý Hoàng Sa và đẩy mạnh xây dựng các căn cứ quân sự ở đó. Ngoài ra họ còn đang xây thêm 7 đảo nhân tạo nhưng chưa xong. Rất nhiều người cho rằng, Trung Quốc sẽ còn xây các căn cứ quân sự trên đảo Scarborough Shoal. Khi hoàn thành, một tam giác sắt sẽ xuất hiện để phục vụ mục đích quân sự của nước này. Lúc đó họ có thể kiểm soát khu vực bằng tàu ngầm nguyên tử mà không sợ bị phát hiện, từ đó có thể bành trướng ảnh hưởng đến tận vùng biển Malakka.

Trong vấn đề tranh chấp này, Mỹ nói nhiều hơn là làm. Họ chưa có một chiến lược rõ ràng cho vùng này. Ví dụ vụ họ dọa kéo Tàu sân bay đến Bắc Triều Tiên. Thay vì đi tắt qua Biển Đông, họ lại chọn đường vòng. Điều đó bắt người ta phải đặt câu hỏi:  Có lẽ hành động đó có ý hướng đến Trung Quốc với hy vọng, Trung Quốc sẽ tăng áp lực với Triều Tiên. Dù chưa làm được nhiều việc, nhưng chính phủ Obama đã có  chiến lược rõ ràng hơn về vấn đề này. Hình như chính phủ Trump coi nhẹ vấn đề Biển Đông mà chỉ tập trung vào vấn đề bán đảo Triều Tiên.  Vì thế Nhật nhảy vào bù khoảng trống mà Mỹ để lại, họ đưa tàu chiến và diễn tập quân sự chung với một số nước khác.

Đánh giá vai trò của  Việt Nam trong vấn đề này, ông cho rằng, những năm qua VN  đã cải thiện quan hệ với Mỹ, nhưng bây giờ lại đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc. Họ đã có những cuộc đối thoại song phương, sau khi TQ rút giàn khoan ở Biển Đông 2014. Hai đảng cầm quyền đều là Đảng cộng sản nên họ dễ nói chuyện với nhau hơn ở mặt bằng chính phủ. Đồng thời Việt Nam cũng  trang bị quân sự nhiều hơn, chẳng hạn bỏ tiền mua tàu ngầm. Họ không thể thắng được Trung Quốc, nhưng ít nhất sẽ làm cho cái giá thiệt hại đắt hơn khi cuộc chiến xảy ra. Tức là Việt Nam thực hiện hai việc đồng thời, một mặt tìm cách quan hệ tốt với Trung Quốc, mặt khác đẩy mạnh trang bị vũ khí cho quân đội.

Hayton cho rằng, Trung Quốc không để tình trạng này lâu đâu, họ vẫn lặng lẽ bành trướng sức mạnh của họ trong vùng. Nhưng hành động của Trung Quốc gây cho các nước liên quan khó xử. Nếu họ không phản ứng những vi phạm nhỏ của Trung Quốc thì Trung Quốc vẫn cứ từ từ bành trướng. Nếu với những vi phạm nhỏ mà họ làm ầm lên cho thế giới biết thì có thể họ bị hiểu lầm là chính những nước này to miệng và hiếu chiến.

Ông không tin Trung Quốc sẽ ký văn bản này, vì trước sau họ vẫn muốn xây dựng căn cứ quân sự trên vùng Scarborough Shoal và dại gì mà ký vào những văn bản có tính ràng buộc như thế. ASIAN muốn kiểm soát hành động của Trung Quốc, còn Trung Quốc thì muốn tránh sự kiểm soát này.

Còn đối với châu Âu ông cho rằng, họ cần phải làm nhiều hơn nữa. Sau khi tòa quốc tế ở Den Haag phán quyết không có lợi cho Trung Quốc, họ không muốn khoét sâu thêm. Đức, Anh và Pháp đều muốn bán vũ khí cho các nước ở khu vực này, nhưng rõ ràng là Châu Âu cần phải có một chiến lược rõ ràng hơn.

Nguyễn Thế Tuyền tổng hợp từ „Deutsche Welle“

Nguồn: http://www.dw.com/de/es-wird-nicht-immer-ruhig-bleiben/a-38950098

 

Aufrufe: 21

Related Posts