Berlin (EAST SEA) Thứ Hai, Tháng Bảy 31st, 2017 / 23:29

Cộng đồng quốc tế đối phó với tham vọng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Đại-Dương

Trung Quốc có bờ biển dài và không bị băng đá nên đã hải hành đi khắp nơi, ít nhất cũng từ đầu thế kỷ thứ 20.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn đối diện với sự khó khăn do thiếu hải cảng tiếp cận các đại dương và nhiều quyền tự do căn bản hơn. Đặc biệt, khi ra tới biển cả, họ bị cô lập rõ ràng ở một chừng mực nào đó. Trung Quốc phải đi qua hai Eo biển Malacca và Sunda quá xa lãnh hải thì mới tiếp cận được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ cần thiết cho vận mệnh phát triển kinh tế.

Hai Eo biển Sunda và Malacca thành cơn ác mộng cho các chiến lược gia Trung Quốc, tuy nhiên, họ phải sử dụng để đến mỏ dầu Trung Đông, các ngư trường dọc bờ biển Châu Phi và những nguồn tài nguyên trong lòng Châu Phi, chưa kể tới các thị trường ở Châu Âu.

Tham vọng chiếm hữu của Bắc Kinh lớn theo tốc độ phát triển kinh tế nên họ muốn kiểm soát chứ không thoả mãn với điều kiện hải vận tự do.

Vì thế, Bắc Kinh đang tiến hành kế hoạch hơn 30 năm qua nhằm tăng cường việc nới rộng khu vực hàng hải bền vững.

Bước đầu, kiểm soát khu vực biển tiếp giáp với Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei; xây các đảo nhân tạo bất-hợp-pháp ở Trường Sa và quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa với các pháo đài trên hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa; áp đặt quyền chủ quyền và quyền tài phán tuyệt đối bên trong Đường 9 Đoạn, chiếm trên 80% Biển Nam Trung Hoa.

Kế tiếp, Bắc Kinh phát triển 2 căn cứ hải vận thân thiện ở Sri Lanka và Pakistan vào mục đích kinh tế. Tuy không làm chủ, nhưng, nguồn vốn dồi dào mà Bắc Kinh rót vào sẽ tạo điều kiện cho Hải Quân Trung Quốc hành quân cách xa hai eo biển giới hạn.

Mới nhất, Trung Quốc đã đưa một hạm đội nhỏ đồn trú tại Căn cứ Hải quân đầu tiên ở Djibouti trong Sừng Châu Phi, cách căn cứ của Mỹ vài dặm. Trên danh nghĩa căn cứ này yểm trợ tiếp liệu cho các chiến hạm Trung Quốc chịu trách nhiệm hộ tống thương thuyền đi qua vùng ảnh hưởng hải tặc tại Biển Á Rập và Vịnh Aden. Nếu đặt hoả tiễn chống hạm tối tân tại đó có thể kiểm soát các hải lộ từ Đông sang Châu Âu và ngược lại.

Bắc Kinh không hề tuân thủ triệt để luật pháp và quy định quốc tế dù đã ký hoặc cam kết mà ôm giấc mơ viết lại luật pháp nhằm phục vụ cho quyền hạn và lợi ích vô bờ của Hán tộc.

Cộng đồng quốc tế từ nghi ngờ đã chuyển sang phản ứng có-điều-kiện đối với những hành vi của Bắc Kinh.

Bắc Kinh hiểu rất rõ bản tính của Tổng thống Barack Obama ưa khoa trương, thích nịnh hót, hèn nhát, do dự nên tương kế tựu kế mà nhanh chóng biến Biển Nam Trung Hoa thành chiếc ao nhà để đẩy Hải quân Hoa Kỳ ngày càng xa Vùng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD).

Dù cố nghe ngóng suốt 6 tháng trường mà Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không hiểu rõ Chính sách Châu Á của Tổng thống Donlad Trump nên thường bị động trước các quyết định bất ngờ của chủ nhân Toà Bạch Ốc.

Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Hoa Thịnh Đốn tổ chức Hội thảo về Châu Á hôm 18 tháng 7 năm 2017 đã mời Thượng nghị sĩ Cộng Hoà, Cory Gardner, Trưởng tiểu ban phụ trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ làm diễn giả chính.

Gardner tập trung bài phát biểu vào 3 điểm chính: (1) Bắc Kinh chưa gây áp lực đủ để Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng vũ khí nguyên tử và hoả tiễn liên lục địa. (2) Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa làm phương hại tới lợi ích của Hoa Kỳ. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải dựa vào Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển để đàm phán, tham vấn về bản Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa, COC, nhằm vô-hiệu-hoá Đường 9 Đoạn (3) Mỹ và đồng minh nên chống Bắc Kinh áp đặt vùng báo động quân sự ở Trường Sa. Úc Đại Lợi và Nhật Bản có thể kiện Trung Quốc tại Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển nếu bị ngăn cản “tự do hải hành” vì đều là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc, UNCLOS về Luật Biển 1982.

Kiểu nói nhiều làm ít của Obama đã đẩy ASEAN vào vòng tay Trung Quốc được Trump đảo ngược bằng “làm nhiều nói ít”.

Thượng nghị sĩ Gardner cho biết đang đệ trình Đạo luật Sáng kiến Tái Bảo đảm Châu Á (Asia Reassurance Initiative Act) gồm có: (1) tăng cường cam kết an ninh với các đồng minh. (2) thúc đẩy sự tham gia kinh tế và bảo đảm sự tiếp cận thị trường của Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương. (3) thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và minh bạch.

Việt Nam, Phi Luật Tân đang “xoay trục” sang phía Hoa Kỳ để tránh bị Trung Quốc bắt nạt và mua chuộc.

Tự bản thân của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cũng phải nghiêm chỉnh thi hành UNCLOS trong các lĩnh vực đánh cá, khai thác dầu khí và quân-sự-hoá các thực thể địa lý tại Trường Sa.

Cuộc tập trận phối hợp giữa 3 hàng không mẫu hạm của Mỹ-Ấn-Nhật trùng hợp với mối căng thẳng Ấn-Trung đang diễn ra tại vùng biên giới.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế sợ chiến tranh Ấn-Trung xảy ra như năm 1962.

Tuy nhiên, họ cho rằng hai bên có thể phải tìm biện pháp tương nhượng do hậu quả rất tai hại tới 2 nền kinh tế nếu chiến tranh khốc liệt xảy ra dù ngắn hay dài.

Trung Quốc phải nhập cảng 87% dầu hoả từ Trung Đông và Châu Phi trong khi dự trữ chỉ đủ 77 ngày.

Hải Quân Ấn Độ có khả năng phong toả khiến cho các tàu chở hàng của Trung Quốc phải chuyến hướng sang Tây Thái Bình Dương có thể chạm mặt với Mỹ, Úc, Nhật.

Như thế, bất cứ tình huống nào thì Trung Quốc vẫn ở thế hạ phong trên biển, đặc biệt trong thời chiến.

Chọn lựa nào đúng cho các nước nhược tiểu sống bên cạnh kẻ láng giềng đầy ắp tham vọng và mưu đồ đen tối?

 

Tài liệu tham khảo:

Asia Reassurance Initiative Act: A Republican Vision for Engaging Southeast Asia (Dilpomat)

What Are China’s Military Ambitions? (Esquire)

Vietnam’s balancing act in the South China Sea (Philippine Daily Inquirer)

Hậu quả nếu chiến tranh biên giới Trung-Ấn nổ ra (GDVN)

 

Aufrufe: 11

Related Posts