Berlin (EAST SEA) Thứ Ba, Tháng Mười 17th, 2017 / 17:58

ASEAN là gì? Thuật ngữ ASEAN nên hiểu thế nào? 08.08.2017 ASEAN 50 tuổi

 

Các thành viên trong Hội hiệp ASEAN

Tiền thân của ASEAN là tổ chức có tên Hiệp hội Đông Nam Á, thường được gọi tắt là ASA. ASA là một liên minh thành lập năm 1961 gồm ba nước Philippines, Malaysia và Thái Lan.

Ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi các bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan – gặp gỡ nhau tại Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok đã ra „Tuyên bố ASEAN“, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok để nhập ASA cùng với Indonesia và Singapore thành ASEAN. Năm ngoại trưởng – Adam Malikcủa Indonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của Malaysia, S. Rajaratnam của Singapore, và Thanat Khoman của Thái Lan – được coi là những sáng lập viên của tổ chức này.

Hiện nay ASEAN có 10 thành viên và 2 dự bị:

  1. Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8năm 1967):
    • Cộng hoà Indonesia
    • Liên bang Malaysia
    • Cộng hoà Philippines
    • Cộng hòa Singapore
    • Vương quốc Thái Lan
  2. Các quốc gia gia nhập sau:
    • Vương quốc Brunei(ngày 8 tháng 1 năm 1984)
    • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(ngày 28 tháng 7 năm 1995)
    • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào(ngày 23 tháng 7 năm 1997)
    • Liên bang Myanmar(ngày 23 tháng 7 năm 1997)
    • Vương quốc Campuchia(ngày 30 tháng 4 năm 1999)
  3. Một quan sát viên và một ứng cử viên:
    • Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
    • Cộng hoà dân chủ Đông Timor: ứng cử viên của ASEAN.

ASEAN bao gồm diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có số dân khoảng 635 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất. Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD.

Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý. Vào ngày 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community- AEC). Dự kiến đến năm 2030 thực thể này sẽ đứng thứ 4 trên thế giới.

Thuật ngữ ASEAN

ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tổ chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới.

Do vai trò và ảnh hưởng của ASEAN ở khu vực ngày càng mở rộng, thuật ngữ ASEAN cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống và với ý nghĩa linh hoạt hơn. Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ này để chỉ tổ chức ASEAN, thuật ngữ còn được sử dụng để chỉ khu vực địa lý bao trùm các nước thành viên của tổ chức ASEAN, nghĩa là dùng thay thế thuật ngữ Đông Nam Á. ASEAN cũng được sử dụng để nói về cộng đồng các nước Đông Nam Á hay tất cả các nước Đông Nam Á nói chung, chứ không chỉ là hiệp hội ASEAN theo nghĩa hẹp của thuật ngữ này. Do vậy, cần hiểu rõ và phân biệt được ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ ASEAN trong từng trường hợp cụ thể.

Cần đặc biệt phân biệt ASEAN và Đông Nam Á là hai thuật ngữ rất hay được sử dụng thay thế cho nhau. Đông Nam Á là một khu vực địa lý, còn ASEAN là một tổ chức liên chính phủ của các quốc gia Đông Nam Á. Không phải mọi vấn đề của Đông Nam Á đều nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ví dụ các chương trình hợp tác ở tiểu vùng sông Mê-kông hay quan hệ song phương giữa các nước ASEAN với nhau. Tương tự, không phải tất cả các vấn đề trong hợp tác ASEAN đều nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á. Trên thực tế ASEAN có mạng lưới quan hệ đối ngoại khắp thế giới, và có nhiều hoạt động vươn ra ngoài khuôn khổ địa lý của khu vực Đông Nam Á.

Tổ chức ASEAN (08.08.1967 – 08.08.2017) sinh nhật 50 tuổi.

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN đã khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới với những thành tựu đáng tự hào.

Mốc lịch sử

08.08.1967 –      Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái-lan ký Tuyên bố Bangkok,    thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

1971 –                   ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN).

1976 –                  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất, ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali).

07.01.1984 –       Brunei gia nhập ASEAN.

1992 –                  Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4, ký Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).

1994 –                  Thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

28.07.1995 –       Việt Nam gia nhập ASEAN.

1995 –                  Ký Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

07.1997 –            Lào và Myanmar gia nhập ASEAN.

12.1997 –            Thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020.

04.1999 –           Campuchia gia nhập ASEAN, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

2000 – 2001 –  Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC).

2002 –                ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

07.10.2003 –     Thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II).

12.2005 –           Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất.

01.2007 –           Quyết định đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và xây dựng Hiến chương ASEAN.

20.11.2007 –      Ký Hiến chương ASEAN.

15.15.2008 –      Hiến chương ASEAN có hiệu lực.

02.2009 –          Thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

10.2009 –          Thành lập Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR).

2010 –                Thông quan Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), thành lập Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC).

11.2011 –           Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (Tuyên bố Hòa hợp Bali III).

11.2015 –           Ký Tuyên bố Kuala Lumpur về thành lập Cộng đồng ASEAN.

31.12.2015 –      Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời.

2016 –                ASEAN đã thông qua 2 văn kiện rất quan trọng đó là Tuyên bố của ASEAN về ứng phó như một thực thể duy nhất trong và ngoài khu vực đối với các vấn đề về thiên tai và Tuyên bố của ASEAN về biến đổi khí hậu. Đây là những văn kiện quan trọng sẽ chi phối hoạt động của ASEAN tại các diễn đàn quốc tế liên quan đến các vấn đề biến đổi khí hậu.

05.08.2017 –    ASEAN và Trung Quốc thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), sau gần 4 năm bắt đầu khởi động đàm phán. Văn kiện sẽ được trình lên các lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao vào tháng 11 tới.

 

Lê Hoàng tổng hợp

Aufrufe: 56

Related Posts