Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Một 5th, 2018 / 10:15

Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông 2017

Trong bối cảnh chính quyền Mỹ tập trung đối phó với vấn đề hạt nhân & tên lửa Triều Tiên và đang định hình lại chính sách đối ngoại kiểu mới dưới thời Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc đã tranh thủ thời cơ có những tiến triển đáng kể trong việc củng cố thêm sự kiểm soát đối với hầu hết Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đã thực hiện 5 nội dung để kiểm soát Biển Đông trên thực địa:

1. Hoàn thành việc lắp đặt trang thiết bị quân, dân sự tại các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa Biển Đông. Trong báo cáo gửi Quốc hội Mỹ tháng 6/2017, Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc hiện không còn mở rộng các bãi đá trên Biển Đông, thay vào đó Bắc Kinh đang nỗ lực bổ sung thêm các cơ sở hạ tầng quân sự trên các đá này. Các cơ sở mới của Trung Quốc bao gồm các sân bay với đường băng dài, kho chứa nước và nhiên liệu, các cầu cảng lớn, nhà chứa máy bay chiến đấu, các cơ sở thông tin liên lạc, kho chứa vũ khí, các doanh trại quân đội và các tòa nhà hành chính.

Lầu Năm Góc đã lần đầu tiên chính thức đề cập tới việc Trung Quốc triển khai các tên lửa và xây dựng các nhà chứa máy bay trên các đảo nhân tạo. Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết thêm Trung Quốc có thể sớm đưa các máy bay chiến đấu mới và hiện đại lên các đảo nhân tạo phi pháp này, trong đó, hai mẫu máy bay tàng hình mới là J-20 và FC-31 có thể sẵn sàng đi vào hoạt động trong năm tới. Theo Bonnie Glaser, một chuyên gia thuộc  Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ,  Trung Quốc “đã xây dựng các cơ sở quy mô lớn và cả các chuyên gia về dân sự và quân sự Trung Quốc luôn khẳng định rằng khi thời điểm chiến lược tới thì họ sẽ bắt đầu sử dụng chúng triệt để hơn”.

Việc Trung Quốc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quân sự quy mô lớn như trên cho thấy ý đồ chiến lược của nước này trong việc tiến tới kiểm soát hoàn toàn Biển Đông trong tương lai, trong đó kịch bản mà Trung Quốc tính tới còn có thể là việc xây dựng đủ “thế và lực” để chuẩn bị cho một “cuộc xung đột quân sự giả định” với Mỹ ở Biển Đông hoặc xa hơn là ở khu vực Thái Bình Dương (trong trường hợp cần giải quyết vấn đề Đài Loan hoặc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku).

2.Tại Hoàng Sa, các cơ sở mới của Trung Quốc đã được phát hiện tại Đảo Cây (Triệu Thuật) thuộc nhóm đảo An Vĩnh (Thất Liên).

Trong tháng 11/2017, Trung Quốc đã lần đầu tiên công khai hóa việc bố trí máy bay chiến đấu J-11B có bán kính tác chiến 1500 km bao phủ trung tâm Biển Đông và Đông Nam Á hải đảo. Để thường trú máy bay chiến đấu thường trực, trong điều kiện độ nắng nóng, độ mặn, độ ẩm cao không thích hợp cho đồn trú máy bay chiến đấu, Trung Quốc đã hoàn thành lắp đặt hệ thống gara kín có điều hòa nhiệt độ. Các hệ thống này có thể sẽ được xây dựng tại Đá Xubi, Đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa.

Mỹ là đối tượng đối phó chủ yếu của Trung Quốc tại Biển Đông. Năm nay, Trung Quốc tiếp tục gây khó khăn cho các phương tiện quân sự Mỹ tuần tra, trinh sát và giám sát Biển Đông. Mục tiêu của Trung Quốc là đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông, khởi đầu bằng việc ngày 8/3/2009, khi các tàu thuyền Trung Quốc chèn ép tàu trinh sát đáy biển của hải quân Mỹ Imppeccable hoạt động 70km ngoài khơi Hải Nam. Hiện nay, Trung Quốc đã có hệ thống các căn cứ quân sự để gây khó khăn cho tàu thuyền và máy bay của Mỹ, nhằm đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông.

3. Tăng cường lực lượng hải quân; một số loại tàu đổ bộ tấn công đời mới của Trung Quốc đã được trang bị cho hạm đội Nam Hải. Trung Quốc đã đưa vào hoạt động “máy xây đảo thần kỳ”, với việc hạ thủy tàu Thiên Côn dài 140 mét đã được hạ thủy. Lượng choán nước của nó là 17.000 tấn. Là con tàu lớn nhất thuộc loại này ở châu Á, Thiên Côn có thể dùng cho giai đoạn vun đắp đảo, với sức khoan cắt và bơm công suất mạnh, lấy từ đáy biển sâu 35m đưa lên trên bề mặt khoảng 6.000 m3 đất cát.

Đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 5 ngọn hải đăng trên các đảo, đá ở Biển Đông.

4. Trung Quốc đang phát triển kỹ thuật nuôi trồng san hô và các nhuyễn thể trên Biển Đông. Viện nghiên cứu biển Hoa Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Các chuyên gia của Viện này đã bắt đầu gây trồng và nhân san hô trên đáy biển, nuôi tảo, thực vật biển, các loài nhuyễn thể và động thực vật khác trong hệ sinh thái này. Với san hô, giới khoa học Trung Quốc tiến hành y như với cây trên mặt đất, đầu tiên trồng san hô non, còn khi các đốm san hô đạt độ tuổi cần thiết, người ta bứng đi trồng vào môi trường sống tự nhiên của chúng. Bằng cách như vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đã trồng khoảng 100.000 m2 san hô.

Điều cần đặc biệt lưu tâm, đó là các thành tựu khoa học và kỹ thuật này có thể được sử dụng để mở rộng hiện diện thực tế của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoài mục tiêu phục hồi toàn bộ hệ sinh thái của các hệ sinh vật biển, Trung Quốc nhằm xây dựng những vùng biển mới mà Bắc Kinh sẽ công bố là sở hữu riêng của Trung Quốc, bất chấp luật biển quốc tế.

5.Tiến một bước đáng kể chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông; đưa đàm phán COC vào quỹ đạo mà Bắc Kinh mong muốn, trong đó, mục tiêu là bình thường hóa tình hình trên  Biển Đông và chấp nhận nguyên trạng mới. Với sự thỏa hiệp của chính quyền Philippines và Malaysia (sau khi Thủ tướng Najib thăm Bắc Kinh tháng 11/2016), Trung Quốc tìm cách gây sức ép với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, trước hết để đạt thỏa thuận khung COC không mang tính ràng buộc.

Trong khi cản trở Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi, Bắc Kinh tìm kiếm đột phá trong vấn đề khai thác chung tại các khu vực tranh chấp, trước hết là với Philippines./.

 

Aufrufe: 92

Related Posts