Berlin (EAST SEA) Thứ Tư, Tháng Năm 2nd, 2018 / 21:37

Cuộc chạy đua vũ trang „khủng“ nhất kể từ kết thúc chiến tranh lạnh

ảnh báo nguoilaodong

Thế giới vừa trải qua năm 2017 đầy biến động, nhưng không có xung đột vũ trang lớn giữa các cường quốc. Một số khu vực như Syria và Iraq cũng dần hạ nhiệt sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bại. Tuy nhiên, căng thẳng đang trở nên gay gắt ở nhiều điểm nóng, gây lo ngại về nguy cơ nổ ra chiến tranh quy mô lớn, (theo National Interest).

Thời gian gần đây trên thế giới xuất hiện những điểm nóng có thể bùng phát xung đột quân sự trong năm 2018 như: Bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và Trung đông.

Để đối phó với tình hình căng thẳng khu vực ngày càng tăng, cũng như để khẳng định lợi ích quốc gia và đặc biệt để thực hiện mưu đồ bành trướng cưỡng đoạt… các cường quốc cũng như các nước nhỏ trong khu vực có khủng hoảng tranh chấp có xu hướng tăng cường đổ tiền vào „chạy đua vũ trang“.

Theo SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute)Viện nghiên cứu hoà bình thế giới, trụ sở ở Stockholm Thuỵ Điển thì: Cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu hiện nay là lớn nhất từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Chi phí cho quân sự Toàn cầu trong năm 2017 lên đến 1739 tỷ Dollar tương đương 1453 tỷ Euro, tăng 1,1% tổng sản lượng Toàn cầu, đây là mức cao nhất sau thời đối đầu Đông – Tây kết thúc. Các nhà nghiên cứu cảnh báo:„Điều đó chôn vùi mọi hy vọng tìm kiếm giải pháp hoà bình cho thế giới“.

Bảng xếp hạng

  1. Mỹ:Sau nhiều năm cắt giảm, năm 2016 tăng trở lại chi tiêu cho quân sự và đứng đầu trong bảng xếp hạng. Năm 2017 chi phí này vẫn ở mức cao 610 tỷ Dollar, nhiều hơn 7 nước xếp hạng sau đó. Mỹ không những tăng quân số, mà còn hiện đại hoá vũ khí thông dụng cũng như vũ khí hạt nhân. Dự kiến năm 2018 chi phí quân sự Mỹ sẽ tăng đến 700 tỷ Dollar.
  2. Trung Quốc: Suốt 20 năm nay họ không ngừng gia tăng kinh phí quốc phòng. Hiện tăng 5,5% ước tính 228 tỷ Dollar. Các chuyên gia cho rằng con số thực chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc còn lớn hơn nhiều so với công bố.
  3. Saudi-Arabien: Soán ngôi thứ 3 của Nga. Mặc dù giá dầu thấp, các cuộc xung đột trong khu vực đã thúc đẩy Vương quốc này chi tiêu nhiều vào quân sự trở lại. Ước tính họ đầu tư 69,4 tỷ Dollar.
  4. Nga:Ngậm ngùi nhường ngôi thứ 3 bao năm họ giữ. SIPRI cho rằng: „Hiện đại hoá quân đội luôn là vấn đề ưu tiên của Nga, nhưng từ 2014 họ gặp nhiều vấn đề khó khăn kinh tế nên phải hạn chế chi phí quân sự“. Nga giảm đến 20% chi phí chỉ còn tròn 66,3 tỷ Dollar cho quân sự.
  5. Ấ Độ: Căng thẳng biên giới với Trung Quốc luôn làm cho Ấn Độ lo lắng. Đặc biệt gần đây, cùng Mỹ – Nhật và Úc tạo thành „tứ giác kim cương“ trong chiến lược „Indo – Pacific“ kiềm chế không cho Trung Quốc tự do „múa gậy vườn hoang“, Ân Độ nâng kinh phí 63,9 tỷ Dollar tăng cường cho hiện đại hoá quân đội.
  6. Pháp: Gần đây tỏ ra sẵn sàng cùng Vương Quốc Anh đồng hành với Mỹ trong giải quyết những xung khắc khu vực bằng quân sự. Có lẽ vì thế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã nồng nhiệt đón tiếp Macron hơn Merkel? Chi phí cho quân sự của Pháp ở mức 57,8 tỷ Dollar.
  7. Vương Quốc Anh: Câu „tiền tuyến gọi hậu phương trả lời“ rất đúng với nước này khi Mỹ cần. Anh chi 47,2 tỷ Dollar.
  8. Nhật: Trung Quốc ngày càng hung hăng trong mưu đồ chiếm trọn Biển Đông đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình trong khu vực, Nhật Bản kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nắm quyền buộc phải thay đổi Hiến pháp, nhằm tăng cường bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế(Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 được biết đến với tên “Bản Hiến pháp hòa bình” hay Hiến pháp chủ hòa, là một trong các bản Hiến pháp nổi tiếng bằng tuyên bố từ bỏ quyền phát động chiến tranh). Chi phí cho quân sự của Nhật hiện nay 45,4 tỷ Dollar.
  9. CHLB Đức: Sau khi xảy ra vụ sáp nhập Crimea của Nga và cuộc chiến vùng Đông Ukraine nơi Đức có quân đội tham chiến, châu Âu có xu hướng tăng chi phí quân sự. Tuy nhiên, Đức thường né tránh tham gia với Mỹ can thiệp quân sự ở những khu vực khủng hoảng. Trump tỏ ra khó chịu về điều này, cho rằng Đức không „chịu chơi“. Năm 2017 Đức chi ra 44,3 tỷ Dollar, cao nhất từ 1999 đến nay.
  10. Hàn Quốc: 36,8 tỷ Dollar.
  11. Brazil: 29,3 tỷ $
  12. Ý: 29,2 tỷ $
  13. Úc: 27,5 tỷ $
  14. CH Ả Rập thống nhất: 22,8 tỷ $
  15. Canada: 20,6 tỷ $
  16. Thổ Nhĩ Kỳ: 18,2 tỷ $
  17. Israel: 18 tỷ $

Lê Hoàng tổng hợp

http://www.dw.com/de/die-welt-rüstet-auf-höchststand-seit-ende-des-kalten-krieges/a-43610289

http://www.faz.net/aktuell/politik/ausland/militaerausgaben-auf-hoechstem-wert-seit-1990-15561649.html

https://www.zdf.de/nachrichten/heute/sipri-bericht-weltweite-ruestungsausgaben-steigen-auf-hoechstwert-seit-kaltem-krieg-100.html

 

 

Aufrufe: 119

Related Posts