Berlin (EAST SEA) Thứ Tư, Tháng Ba 6th, 2019 / 05:26

Điều gì xảy ra sau thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội?

Ngày 04.03, Viện khoa học và chính trị Đức (SWP) đăng tải bài viết nhan đề “Điều gì xảy ra sau thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội?” của tác giả Eric J. Ballbach và Elisabeth Suh.

Eric J. Ballbach và Elisabeth Suh cho rằng: Thất bại của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội không có nghĩa là kết thúc đàm phán. Để lấp hố ngăn cách giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, thì việc tổ chức đối thoại cấp thấp hơn hội nghị thượng đỉnh là cần thiết – và một lần nữa nên thông qua vai trò trung gian của Hàn Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) lần thứ hai giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim tại Hà Nội đã kết thúc sớm và không có tuyên bố chung là chính Mỹ đã tránh đi đến một thỏa thuận nửa vời, vốn sẽ không được coi là một thành quả chính trị. Các cuộc đàm phán không chính thức ở cấp cao về việc chuẩn bị cho HNTĐ Hà Nội diễn ra trong bầu không khí sẵn sàng thoả hiệp, đã mang lại hy vọng về sự ra đời của một hiệp ước. Một thỏa thuận đã được soạn thảo ra định hướng cho các nhà đàm phán với nhiệm vụ rõ ràng, chẳng hạn như đàm phán lộ trình phi hạt nhân hóa, xây dựng hòa bình và bình thường hóa quan hệ.

HNTĐ thất bại nhưng không có nghĩa là quá trình đàm phán thất bại.

Tất nhiên việc không ký kết được một thỏa thuận là nghiêm trọng, nhưng không đồng nghĩa với sự thất bại của cả quá trình đàm phán. Tình huống lúc đó cho thấy rất rõ mức độ khó khăn khi tìm kiếm một sự thỏa hiệp bền vững đối với một chủ đề đàm phán phức tạp như vậy. Việc không ai trong số các nhà lãnh đạo rời cuộc họp với tư cách là người chiến thắng hay kẻ thua cuộc, khiến họ có thể bảo vệ uy tín của mình, tăng cường mối quan hệ cá nhân và hứa hẹn thành công trong tương lai. Còn bây giờ phải chờ xem liệu việc đàm phán cấp thấp có gặt hái được những kết quả cụ thể cho HNTD tiếp theo hay không.

Vì cả hai bên đã đầu tư khá nhiều công sức cá nhân và khả năng chính trị cho HNTĐ, trong thời gian tới, những lời đe dọa của Tổng thống Trump về “lửa và giận dữ” hay “sự kiên nhẫn chiến lược” của Tổng thống Obama – vốn đang cản trở đối thoại – sẽ không có nhiều cơ hội được áp dụng trở lại. Tại các cuộc họp báo của mỗi bên, cho thấy ý chí chính trị ở mức độ cao đã trở nên rõ ràng. Đồng thời, những bất đồng nghiêm trọng cũng đã xuất hiện.

Cách tiếp cận quá trình đàm phán là mới mẻ và thực dụng, nhưng vẫn bị bế tắc

Ngoại giao thượng đỉnh là điều mới lạ trong quan hệ Mỹ – Triều Tiên. Mặc dù ngay cả trong hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong – Un hành vi và cách diễn đạt của Donald Trump đã làm mọi người kinh ngạc, thế nhưng kiểu “bề trên phán xuống” nói chung lại phù hợp với phong cách đàm phán và quy trình ra quyết định ở Bắc Triều Tiên.

Cam kết phi hạt nhân hóa của Chủ tịch Kim trong HNTĐ Singapore năm 2018 là một bước quan trọng trong các cuộc đàm phán với một với một đất nước mà các quyết định của nhà lãnh đạo tối cao thường là giáo điều. Tuy vậy, nó tạo ra một cơ sở mới để hiểu biết nhau hơn, một mặt là vì sự ủy thác các cuộc đàm phán tiếp theo ở cấp độ cao nhất, mặt khác là vì cả hai bên đã hiểu rõ hơn về những thách thức mà phía bên kia phải đối mặt. Cũng không nên đánh giá thấp về tầm quan trọng đối với người Triều Tiên khi gây được sự chú ý cấp cao từ một Tổng thống Mỹ, người đã đích thân bày tỏ sự quan tâm một cách nghiêm túc. Do tính chất quan trọng của các HNTĐ, những sự kiện này cần phải được chuẩn bị chu đáo. Tại Hà Nội, không có thỏa thuận nào về được cái mốc quan trọng của quá trình đàm phán. Cùng với việc thiếu tuyên bố chung đã cho thấy rằng việc chuẩn bị cho cuộc gặp ở các cấp đã không được thực hiện đầy đủ cả về thời lượng và chất lượng. Do đó, vượt qua bế tắc phải dựa trên việc thiết lập một quy trình ngoại giao mạnh mẽ và thể chế hóa đối thoại ở cấp thấp.

Vai trò của Hàn Quốc và châu Âu

Sự thất bại của HNTĐ tại Hà Nội đã đặt ra những thách thức đặc biệt đối với Tổng thống Moon Jae-in. Một mặt, Tổng thống Moon đã dự đoán về việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên nhằm vực dậy hợp tác kinh tế liên Triều, một yếu tố cốt lõi trong chiến lược Bắc Triều Tiên của Seoul. Mặt khác, sự bế tắc giữa Washington và Bình Nhưỡng mang đến cơ hội khác cho chiến lược ngoại giao con thoi của Seoul nhằm thu hẹp hố ngăn cách giữa Mỹ và Triều Tiên. Trên thực tế, Tổng thống Trump đã đề xuất chính xác một sáng kiến như vậy trên đường trở về từ HNTĐ Hà Nội.

Rộng hơn, cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ Tổng thống Hàn Quốc trong nỗ lực thúc đẩy quá trình phức hợp về phi hạt nhân hóa và gìn giữ hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Ở đây, các nước châu Âu nên có trách nhiệm lớn hơn. Trong đó, không thể và không nên chỉ là vai trò chiến lược của nước Đức hoặc EU trong cuộc xung đột – điều này sẽ không thực tế và cũng không hữu hiệu.

Tuy nhiên, các quốc gia thành viên EU cũng như Đức nên sử dụng các mối quan hệ của họ để bổ sung cho các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc bằng các cuộc đối thoại không chính thức giữa các chuyên gia và quan chức. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực hạn chế các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt, kinh nghiệm hòa giải và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia thù địch trước đây, Đức và các quốc gia thành viên EU khác sẽ là những nhà tổ chức đáng tin cậy cho các cuộc đối thoại như vậy.

Lê Hoang

Nguồn: https://www.swp-berlin.org/kurz-gesagt/2019/wie-weiter-nach-dem-scheitern-des-gipfels-von-hanoi/

 

Aufrufe: 8

Related Posts