Berlin (EAST SEA) Thứ Năm, Tháng Tám 8th, 2019 / 23:51

Truyền thông Việt Nam công kích Trung Quốc gây sự ở Biển Đông

Trong nhiều tuần qua, Trung Quốc đã khiêu khích các quốc gia ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam. Một thời gian dài báo chí Việt Nam đã kiềm chế (nhịn), nhưng nay họ tường thuật chi tiết về cuộc xung đột.

Trong hai tháng vừa qua, Trung Quốc đã khiêu khích gây hấn với các quốc gia ven biển Biển Đông tại nhiều nơi. Vào đầu tháng 6, một tàu đánh cá Trung Quốc đã đâm chìm một chiếc tàu cá của Philippines, họ phá hỏng đèn tín hiệu và bỏ đi. Trong sáu giờ liền các thủy thủ Philippines đã phải chống chọi tự cứu mình trước khi được ngư dân Việt Nam đến trợ giúp. Trung Quốc nói rằng đây là một “tai nạn phổ biến thường xảy ra”. Những ví dụ khác: Trung Quốc đe dọa Philippines bằng 1 hạm đội với hàng chục tàu hoặc cho tàu thăm dò địa chấn trong vùng lãnh hải của Việt Nam (xem Tweets).

Trong gần hai tháng nay, Lực lượng hải cảnh của Trung Quốc đã cản trở quấy nhiễu công việc khai thác dầu khí của hãng Rosneft cách bờ biển Việt Nam 190 hải lý. Công ty dầu khí Nga được Hà Nội giao cho việc khoan thăm dò tại lô 06-01 thuộc khu vực phía Bắc của Bãi Tư Chính. Sự đe dọa của Trung Quốc là hoàn toàn bất hợp pháp vì khu vực này là lãnh hải không thể chối cãi của Việt Nam. Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) nói với Deutsche Welle: “Không có nghi ngờ gì về mặt pháp lý. Trung Quốc không có quyền có những yêu sách một cách chồng chéo.” AMTI là một bộ phận của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu quốc tế của Hoa Kỳ.

An ninh năng lượng bị đe doạ

 Hiện Việt Nam đang khai thác một mỏ khí đốt trong khu vực, mà theo Poling là “rất quan trọng”. Nó cung cấp khoảng 10% của tổng mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam. Các vụ can thiệp trái phép thô bạo của Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của Việt Nam.

Những hành động hăm doạ mới đây của Trung Quốc không phải là lần đầu. Ngay từ tháng 5 năm 2018, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc không ai được phép tìm kiếm dầu khí trong lãnh hải Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2017, các tàu Trung Quốc đe dọa dùng bạo lực – đã buộc công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha ngừng công việc khoan thăm dò cho Việt Nam.

Việt Nam kích hoạt phương tiện truyền thông

Việt Nam được cho là một trong những nước kiểm tra truyền thông chặt chẽ nhất thế giới. Mặc dù sự kiện xảy ra tại Bãi Tư Chính có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đất nước, nhưng Việt Nam đã im lặng 2 tuần lễ. Lý do về việc này, theo GS Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam của Đại Học New South Wales Úc, là vấn đề cực kỳ nhạy cảm nên „đã có sự phong toả tin tức từ phía chính phủ“, họ biết rằng dân chúng rất ác cảm với Trung Quốc, đã từng có nhiều cuộc biểu tình mạnh mẽ rất khó kiểm soát vào những năm 2014 và 2018 trên toàn quốc.

Cuối cùng thì truyền thông chính thống cũng phải đưa tin. Theo đánh giá của ông Thayer, xảy ra điều này là do áp lực của mạng xã hội tiếng Việt. Trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều thông tin phân tích từ Hoa Kỳ và Hong Kong, phản ảnh toàn bộ sự gây hấn của Trung Quốc. Trong thực tế, theo ông Poling của Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á(AMTI), thì rõ ràng mọi nỗ lực trực tiếp trao đồi ngoại giao với Trung Quốc để tìm đến một giải pháp đều phí công vô ích mà không đem lại một kết quả nào. „Khi nhận thấy rõ ràng rằng Trung Quốc hoàn toàn không có một chút thiện chí nào đối với Việt Nam và ngày càng khó che đậy sự việc, Hà Nội đã cho phép báo chí đưa tin.“

Sự dàn dựng truyền thông

Ngay sau đó, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực của công khai hoá vấn đề này trên toàn quốc và trên trường quốc tế. Đây là trường hợp kinh điển về việc thiết lập chương trình nghị sự nhằm tìm cách tác động đến truyền thông quốc tế.

“Tôi đã được một nhà báo Việt Nam cho biết vào ngày 19 tháng 6”, Thayer tiết lộ với Deutsche Welle, “rằng bây giờ họ có quyền đưa tin về các sự kiện. Tuy nhiên, chỉ trên các khía cạnh, Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.”

Gần như cùng một thời điểm trước thềm hội nghị các bộ trưởng ngoại giao thường niên của ASEAN tại Bangkok vào đầu tháng 8, trong đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phàn nàn rằng, họ thiếu sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vị trí của Việt Nam trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Vào ngày 1 tháng 8, Thayer đã nhận được một bản sao của văn bản chỉ thị nội bộ (ngầm) của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi tới tất cả các tổ chức đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, như các đại sứ quán hoặc đại diện Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Nội dung chỉ thị, cần tác nghiệp ở các quốc gia sau đây: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Đức hoặc EU. Và ngày hôm sau, Thayer được Thông tấn xã Việt Nam phỏng vấn. Các chuyên gia quốc tế khác cũng được hỏi đến.

Chiến dịch tuyên truyền gây chú ý (PR) ít kết quả

Trong khi các phương tiện truyền thông Việt Nam phản công toàn diện về khía cạnh vi phạm luật pháp biển của Trung Quốc, thì sự chú ý của quốc tế đã không hề tăng lên. Ví dụ: bất kỳ ai bấm tìm kiếm từ khóa “Biển Đông” trên Google sẽ không thấy xu hướng gia tăng các truy cập tìm kiếm trong ba tháng qua. Bằng tiếng Anh cũng ở mức độ thấp như vậy.

Tại Hà Nội, hiện đang có những cân nhắc để giải quyết tranh chấp này tại một tòa án quốc tế. Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực tại Den Haag tuyên bố các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là trái pháp luật. Toà, sau nhiều năm đàm phán đã xử cho Philippines thắng kiện. Tuy nhiên, bản án đó không ràng buộc theo luật pháp quốc tế.

Thêm một khiếu nại của Việt Nam, theo Thayer, “sẽ là một bước tiến lớn, nếu người ta tính đến thái độ khinh miệt của Trung Quốc đối với quá trình phân xử mà Philippines nhắm tới.” Poling tin chắc rằng: “Hà Nội sẽ thắng. Về nguyên tắc, toà có thể sao chép phần lớn các luận điểm của Philippines đã bảo vệ thành công trong phiên xử, vì Trung Quốc đang vi phạm Công ước quốc tế về luật biển của UNCLOS cũng tương tự như thế.“ Trong một vụ kiện tụng như vậy, dường như những sự chấn động truyền thông được lập trình từ trước. Tuy nhiên, quá trình diễn tiến của kiện tụng và các bài phóng sự tiếp theo sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của Hà Nội.

 

Lê Hoàng chuyển ngữ

Aufrufe: 69

Related Posts