Berlin (EAST SEA) Thứ Hai, Tháng Tám 3rd, 2020 / 14:10

Chuyên gia Đức về căng thẳng Mỹ – Trung: Bất kỳ ai thắng cử Tổng thống Mỹ, áp lực lên Trung Quốc vẫn không thay đổi

Tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là thời gian gần đây có nhiều cọ sát trên phương diện ngoại giao cũng như quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, Eas-Sea Team có tổ chúc phỏng vấn TS. Rodion Ebbighausen nhà báo của Deutsche Welle.

  1. Thưa tiến sỹ, Ông đánh giá về nguyên nhân Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tại biển Đông (Trong khi đồng thời làm nóng một loạt các vấn đề khác như Hong Kong, Tây Tạng, răng đe các nước ASEAN)?

Vì dịch Corona và những hậu quả kinh tế cảu nó TQ đang chịu áp lực lớn. Họ phải chứng tỏ cho cả trong và ngoài nước rằng họ có thể chịu được nó. Vì thế trong nước họ cần chủ nghĩa ái quốc. Một kim chỉ nam cho tính ái quốc của TQ là toàn vẹn lãnh thổ. Vì lẽ đó tôi sắp xếp những sự kiện trên biển Đông vào cũng một nhóm với Ấn Độ và Hồng Công. Họ không được phép tỏ ra yếu đuối.

Những thử thách tới từ HK và một phần do Mĩ (chiến tranh thương mại, những tuyến bố mới nhất về biển Đông, bài phát biều của Pompeo, những trừng phạt kinh tế có mục đich) đẩy mạnh vào từ bên ngoài. Trong thời gian dài TQ không phải là người chơi mà chỉ có thể phản ứng được với nó. Với luật an ninh mới tại HK, điều này đã thay đổi.

Liệt xung đột với Ấn Độ tại Himalaya  vào cùng nhóm đó là không chắc chắn lắm. TQ đã rất kiềm chế và không sử dụng lá bài ái quốc trong nuwocs. Cho tới nay chúng ta vẫn không biết bao nhiêu lính TQ đã mất. Điều đó có thể có nghĩa là một vài chỉ huy tại khu vực đã hành động quá mức mà chính quyền TW cho phép.

Tóm lại trong một câu: TQ biết dịch Corona có thể trở nên nguy hiểm thế nào với một đất với nền kinh tế xuất khẩu liên kết mật thiết với cả thế giới. Đối mặt với những thử thách đó Bắc Kinh muốn thể hiện sức mạnh của mình

  1. Ông đánh giá thế nào về nguyên nhân Mỹ gia tăng các biện pháp phản đối, răn đe Trung Quốctại biển Đông. Quan điểm, chính sách của EU đối với vấn đề biển Đông.

Câu hỏi quyết định ở đây là, cái gì dành cho đấu tranh bầu cử và cái gì là chính sách lâu dài của Mĩ. Tôi thực sự nghỉ rằng cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đều nhìn nhận TQ là thử thách lớn nhất cho tương lai. Một nhà nước (đảng) Dân chủ sẽ có phong cách khác nhưng thực chất thì họ vẫn phải gánh chịu áp lực từ TQ.

Về biển Đông thì lợi ích của Mĩ (và TQ) nắm ở chỗ chia rẽ hoặc ép buộc các nước Đông Nam Á ra quyết định, trong một khuôn khổ nhất định. Anh ủng hộ hay phản đối chúng tôi? Kể cả khi các nước không muốn quyết định, thì việc họ phải quyết định trong tương lại cũng dễ diễn ra hơn. Vì thế việc giữ đoàn kết trong thời gian dự kiến sẽ là trở ngại lớn nhất cho ASEAN.

Vị trí của EU về biển Đông về cơ bản là không đổi, kể cả khi nhận thức của họ về nó tăng lên, rằng „Đua tranh hệ thống“ có sự can thiệp của TQ. Xung đột gia tăng giữa Mĩ và TQ dẫn tới việc một tình hình tương tự chiến tranh lạnh càng dễ xảy ra. Điều này sẽ tiếp tục dẫn tới chia rẽ các quốc gia thành các nhóm và theo đó là câu hỏi, ai sẽ đứng về phía ai. Trong vấn đề này EU vẫn không rõ ràng. Điều này dĩ nhiên có liên quan tới ảnh hưởng lớn của Đức, quốc gia với thành công kinh tế không phần nhỏ nhờ TQ. Miễn là Đức không chịu đa dạng hóa và liên kết với các thị trường lớn khác (Ấn Độ, Việt Nam, Đông Nám Á có thể coi là nó) thì trong nội bộ EU Đức sẽ gắng hãm phanh những chỉ trích với TQ.

Về cơ bản EU có tiềm năng phá vỡ sự thành lập các khối quốc gia và lập nên một đơn vị địa chính trị thứ ba. Cuộc họp thượng đỉnh mới nhất cho cơ hội để hi vọng như vậy, nhưng căng thẳng trong liên minh vẫn còn cao và TQ chủ động làm nó thêm sâu (từ khóa: con đường tơ lụa, 16+1)

  1. Đánh giá việc Mỹ phối hợp lập trường với các đồng minh, đối tác, nhất là ASEAN?

HIện nay Mĩ là một đối tác không đáng tin cậy. Sự phân cực hết mức của họ trong chính trị trong nước thậm chỉ có thể gây ra nội chiến. Rất có thể với dịch Corona và những quyết định chính trị sai lầm của họ trong thời gian vừa họ sẽ tạm thời mất vị thế nền kinh tế lớn nhất thế giới của mình. ASEAN là một trong những đối tác khá quan trọng tại châu Á nhưng không phải là quan trọng nhất. Trong thời gian tới Mĩ sẽ phải giải quyết chính trị trong nước và ASEAN sẽ nằm ở vị trí ít được ưu tiên hơn.

ASEAN nên tận dụng Mĩ hết mức có thể nhưng không nên trông cậy vào họ. Ngoại giao thường chỉ thành công trên những bước nhỏ. Một đề nghị cho ASEAN là họ nên tìm ra nhóm bậc hai (em nghĩ ý người viết là nhóm xử lí các vấn đề không cấp bách) trong bộ ngoại giao (Mĩ) muốn gì và sử dụng họ như điểm nối ngoại giao tới Trump trong một khoảng thời gian nhất định.

  1. Ông hãy đưa ra đánh giá dự báo về bước đi sắp tới của Trung Quốc tại biển Đông, phản ứng của Mỹ và các nước lớn?

Như trong câu hỏi đầu tiên, TQ muốn chứng tỏ sức mạnh bản thân. Trong việc đó  giữ cho Đảng Cộng Sản của họ tồn tại nằm ở vị trí cao nhất. Tôi không tin rằng ĐCS muốn đối đầu quân sự vì chiến tranh luôn gây hại tới sự tồn tại của họ, tuy nhiên chủ nghĩa ái quốc trong quốc gia đó đang rất mạnh. Trong hoàn cảnh đáng ngờ ĐCS sẽ bị bắt buộc phải hành động.

Hiện nay TQ đang có một vài công trình (biển Đông, HK, Mĩ và Ấn Độ). Tôi không dự đoán rằng họ sẽ tiếp tục gây thêm/lao vào xung đột mới. Tuy nhiên, như đã nói, họ sẽ giữ áp lực và đáp trả mọi sự đối đầu.

Chiến lược của Việt Nam nên giữ vững „4 không“ và theo quan điểm của tôi nên giữ nó „low profile“ (không quá nổi bật). Nếu không sẽ có nguy cơ bị kẹt giữa nhiều mặt trận. VN đã thành công trong dịch Corona và phát triển kinh tế tự nói lên điều đó. Tuy nhiên sau hậu trường nên mô phỏng mọi biến thể của việc hình thành các khối quốc gia và liên kết, sắp xếp với các đồng minh và đối tác

East-Sra Team

Aufrufe: 109

Related Posts