Berlin (EAST SEA) Thứ Tư, Tháng Mười Một 11th, 2020 / 20:27

7 câu hỏi để ngỏ về vắc xin corona của Pfizer & Biontech

Hôm thứ Hai 09.11.2020, công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ cùng đối tác Biontech của Đức đã công bố kết quả thử nghiệm đầu tiên trong nghiên cứu giai đoạn III của vắc xin corona và khẳng định: vắc xin này có tác dụng đối với 90% số người tình nguyện thử nghiệm. Đó là tin tức được mọi người nóng lòng mong đợi nhất trong một thời gian dài của cuộc chiến chống lại coronavirus.

Photo illustration by Jakub Porzycki/NurPhoto via Getty Images

Với một tốc độ kỷ lục, 2 công ty dược phẩm trên đã phát triển được một loại vắc xin cho vi rút corona. Các chuyên gia đã hết lời ca ngợi nỗ lực này. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới gọi đây là một “phát kiến ​​khoa học chưa từng có tiền lệ và rất đáng khích lệ”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Dr. Anthony Fauci cho rằng tỷ lệ hiệu quả là “đáng chú ý”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nghiên cứu vẫn chưa kết thúc. Ngoài ra, chỉ mới có 94 bị nhiễm Covid-19 trong số gần 44.000 người tham gia trong suốt quá trình nghiên cứu và không rõ có bao nhiêu người trong số họ được tiêm vắc xin đạt hiệu ứng so với giả dược (dạng tự kỷ ám thị, một phương pháp chữa bệnh bằng cách dùng giả dược – thuốc không có tá dược, gây tâm lý nhằm kích thích khả năng tự chữa bệnh của cơ thể).

Dưới đây là 7 câu hỏi vẫn cần được trả lời trước khi vắc xin corona của Pfizer & Biontech tung ra thị trường.

1.Thuốc tiêm chủng có ngăn ngừa được bệnh nhẹ và cả bệnh nặng hay không?

Để thử nghiệm vắc-xin, Pfizer đã cho 43.538 đối tượng tiêm hai lần vắc-xin hoặc một lần giả dược. Một nhóm chuyên gia độc lập khẳng định rằng, những người tiếp nhận Covid-19, rất nhiều khả năng họ đã có được chất giả dược. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giả định đối với những người mắc bệnh Covid-19, nếu họ có các triệu chứng rõ ràng. Điều này có nghĩa là vẫn chưa rõ, liệu vắc xin có ngăn ngừa được các trường hợp không có triệu chứng hay không. Maria Elena Bottazzi, đồng giám đốc phát triển vắc xin của Trung tâm Bệnh viện Nhi Texas nói với Business Insider, chúng tôi cũng không biết liệu vắc-xin có làm giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nặng phải nhập viện hoặc làm giảm các trường hợp tử vong hay không.

2. Vắc xin có thể chặn sự lây nhiễm của vi rút không?

Mặc dù vắc-xin dường như làm giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết liệu nó có làm giảm nguy cơ lây lan bệnh hay không. Ví dụ, nếu một người sau khi đã được tiêm chủng ngừa không cảm thấy bị bệnh vì thế mà không trải qua các xét nghiệm, thì họ có thể vô tình truyền sang người khác hay không?. Bottazzi nói với Business Insider: “Khoảnh khắc bạn tiêm vắc-xin không có nghĩa là bạn ném khẩu trang của mình vào thùng rác! Điều đó sẽ không được xảy ra. Tôi hy vọng mọi người không nghĩ rằng, tất cả đó sẽ là giải pháp thần kỳ”.

3. Thuốc chủng ngừa sẽ bảo vệ cơ thể trong bao lâu?

 

Qua nghiên cứu cho thấy vắc-xin có hiệu lực sau 28 ngày kể từ khi tiêm liều đầu tiên. Tuy nhiên, họ chỉ xem xét hiệu quả của liều vắc-xin thứ hai sau một tuần. Trong khi Biontech và Pfizer tiếp tục theo dõi những người tham gia thử nghiệm, chúng tôi vẫn chưa biết, liệu vắc-xin có đem lại khả năng miễn dịch lâu dài hay không?. “Tác dụng bảo vệ sẽ kéo dài bao lâu?”, Gregory Poland, giám đốc nhóm nghiên cứu vắc-xin của Mayo Clinic hỏi (theo Wall Street Journal). “Nó có tác dụng bảo vệ trong vài tháng giống như vắc-xin cúm mùa? Hay có khả năng miễn dịch suốt đời giống như bệnh sởi hay bệnh đậu mùa?“

4. Khi nào vắc-xin sẽ được đưa vào sử dụng?

Ngay sau khi Pfizer và Biontech có thêm dữ liệu về độ an toàn của vắc-xin vào trong tháng này, họ sẽ nộp đơn lên Cơ quan Dược phẩm Hoa Kỳ để xin được chấp thuận khẩn cấp. Biontech và Pfizer đang trên con đường thuận lợi nhất để sản xuất 50 triệu liều vắc-xin trong năm nay và lên đến 1,3 tỷ liều vào năm 2021. Nhà bào chế thuốc vẫn chưa xác định được cách thức phân phối đến các quốc gia. Việc triển khai có thể bị đình trệ ở các khu vực châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi do thiếu các phòng lạnh cần thiết để giữ vắc-xin ở nhiệt độ bền vững trong suốt quá trình phân phối.

5. Khi nào thì có thể tiêm chủng corona ở Đức?

Đó là câu hỏi triệu Đô. Theo thông tin mới nhất, Pfizer và Biontech đã đàm phán xong hợp đồng với Ủy ban EU. Có thể đã đạt được thoả thuận với Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA). Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Liên bang Jens Spahn nhấn mạnh rằng vắc xin này là của công ty Đức “ trước tiên sẽ không phân phối cho các nước khác”. Do đó, nhiều khả năng vắc-xin sẽ sớm có mặt trên thị trường Đức sau khi được phê duyệt. Một phát ngôn viên của Bộ Y tế Liên bang cho biết vào cuối tháng 10.2020 rằng, có thể vắc xin sẽ được cung cấp vào đầu năm 2021. Theo báo “Bild” đưa tin: Khi được hỏi, Spahn nói, “Điều đó có thể xảy ra vào cuối năm nay”,. Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu Liên bang Anja Karliczek gần đây đã dự kiến ​​rằng phải mất đến giữa năm 2021 mới có vắc-xin cho công chúng. Sẽ không có tiêm chủng bắt buộc nói chung.

6. Vậy còn các loại vắc xin khác thì sao?

Trong khi Pfizer và Biontech là những công ty đầu tiên công bố kết quả tích cực, nhiều nghiên cứu lâm sàng đang được tiến hành từ Moderna, AstraZeneca và Curevac. Thành công ban đầu của vắc xin Biontech là một dấu hiệu tốt cho những kết quả sắp tới. Tất cả các ứng cử viên vắc-xin đều cùng nhắm đến một thành phần của coronavirus: các gai-protein (các gai đặc trưng trong “vương miện” coronavirus), mà nó sử dụng để gắn và xâm nhập vào tế bào vật chủ. Moderna cũng sẽ công bố kết quả nghiên cứu đầu tiên của mình trong tháng này.

7. Vắc-xin thực sự an toàn đến mức nào?

Pfizer và Biontech chưa có bất kỳ báo cáo nào về lo sự ngại cho việc an toàn, họ vẫn đang trong quá trình thu thập dữ liệu an toàn để đệ trình lên Cơ quan Dược phẩm Hoa Kỳ. Sau khi xem xét dữ liệu, thông tin về các tác dụng phụ thường gặp và ngắn hạn sẽ được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, không ai biết được những tác dụng phụ lâu dài có thể xảy ra trong một thời gian ngắn. Daniel Salmon, giám đốc Viện An toàn vắc xin tại Đại học Johns Hopkins cho biết, vẫn có thể có khả năng vắc xin gây ra các phản ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Do đó, phải có kế hoạch giải quyết những hạn chế liên quan đến tính an toàn của vắc xin. Ông nói: “Có nhiều khả năng là, nếu bạn nhanh chóng tiêm vắc-xin cho số đông người, sẽ có nhiều điều tồi tệ tình cờ xảy ra với những người đó”. “Nếu bạn tiêm vắc xin cho 30 triệu người trên 65 tuổi cùng 1 lúc, thì bạn sẽ bị đau tim và đột quỵ trong vòng một ngày. Bạn cần một hệ thống để tách biệt sự ngẫu nhiên ra khỏi nguyên nhân và hệ quả.”

Lê Hoàng biên dịch

Nguồn: https://www.businessinsider.de/wissenschaft/gesundheit/7-offene-fragen-zu-pfizers-und-biontechs-corona-impfstoff/

Aufrufe: 67

Related Posts