Berlin (EAST SEA) Chủ Nhật, Tháng Hai 14th, 2021 / 18:34

Thử giải thích tại sao: Cơ thể người già và trẻ có những phản ứng khác nhau khi bị nhiễm SARS-CoV-2

Tháng 3.2020 tại Trung Quốc với hơn 80.000 người bị nhiễm, hơn 3.000 chết nhưng chưa có trường hợp trẻ em nào dưới 10 tuổi bị nhiễm SARS-CoV-2 mà chết.

89% tử vong do corona ở tuổi 70+. Tính đến 09.02.2021. Nguồn thống kê Viện Robert Koch

Xem thống kê trong hình cho thấy, đến nay các bác sĩ chưa có lời giải thích nào dứt điểm, tại sao bệnh cúm do SARS-CoV-2 gây ra ở trẻ em dưới 10 tuổi lại không tệ hơn bệnh cúm mùa Influenza, mà họ chỉ phán đoán chung chung rằng:

  • Trẻ nhỏ có sức khoẻ tốt hơn và hầu như không có bệnh nền
  • Hệ miễn dịch mạnh hơn vì phải thường xuyên chống lại sự nhiễm trùng và qua đó trong cơ thể có nhiều kháng thể
  • Có thể virus khó tìm được điểm bám vào tế bào còn nguyên vẹn (trơn?)

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng một số bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ tử vong do COVID-19 là do các bệnh này ảnh hưởng đến sự xuất hiện của một thụ thể gọi là ACE2 – thụ thể mà protein gai của virus SARS-CoV-2 bám vào để xâm nhập và lây nhiễm các tế bào cơ thể người.

Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường thường dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và loại thuốc này làm tăng biểu hiện của ACE2 trên các tế bào của cơ thể bệnh nhân.

Bệnh nhân béo phì cũng có biểu hiện ACE2 cao hơn, do có một số lượng lớn tế bào mỡ.

Tiến sĩ Taylor cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy ở một số bệnh nhân, các phương pháp điều trị đã làm tăng biểu hiện của thụ thể ACE2.

Và nếu thụ thể đó gia tăng, virus SARS-CoV-2 sẽ có thêm chỗ để bám vào, khiến cho các tế bào dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Tham khảo thêm ở đây:

https://bnews.vn/4-benh-nen-nguy-hiem-co-the-gay-tu-vong-o-benh-nhan-mac-covid-19/186419.html

https://www.baby-und-familie.de/Coronavirus/Wie-gefaehrlich-ist-COVID-19-fuer-mein-Kind-558201.html

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao nhiễm coronavirus ở trẻ em ít nghiêm trọng hơn ở người lớn. Phải chăng hệ miễn dịch chưa được huấn luyện ở trẻ em có hiệu quả hơn? Bởi vì khả năng bảo vệ của miễn dịch của trẻ hầu như không có bất kỳ kinh nghiệm nào với các mầm bệnh thông thường, cho nên cơ thể chưa sinh ra các kháng thể đặc hiệu chống lại một số mầm bệnh nhất định. Có lẽ điều này khiến hệ thống phòng thủ của trẻ em phản ứng mạnh hơn (kiểu đánh hội đồng) với SARS-CoV-2 và vì thế trẻ em trong nghiên cứu hiện tại phục hồi nhanh hơn so với người lớn.

Tham khảo thêm ở đây:

https://www.br.de/nachrichten/wissen/coronavirus-warum-die-krankheit-bei-kindern-mild-verlaeuft,RsoemfL

Có điều rất đặc biệt là, những đứa trẻ trong gia đình mà người lớn bị nhiễm SARS-CoV-2 đã không có bất kỳ triệu chứng gì bị nhiễm virus, nhưng cơ thể trẻ lại sinh ra nhiều kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Chứng tỏ hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ đã phản ứng một cách nhậy cảm tinh tế trước mầm bệnh.

Tham khảo thêm ở đây:

https://www.mdr.de/wissen/sind-kinder-corona-erkrankter-eltern-immun100.html

Các bác sĩ chỉ phán đoán chứ họ chưa có lời giải thích nào hoàn hảo để khẳng định hiện tượng trên.

Có ông giám đốc xn xây dựng giải thích bằng kinh nghiệm „an toàn lao động“ thế này:

Trong các công trường xây dựng, trước khi leo lên dàn giáo ai cũng phải học kỹ về „an toàn lao động“ và luôn nhớ hẩu hiệu „an toàn là bạn tai nạn là thù“, rồi cứ đúng chu kỳ lại phải học lại các qui định, sau đó phải ký tên vào sổ. Tuy vậy tai nạn vẫn xảy ra. Thống kê số tai nạn trong 1 năm cho thấy, hầu hết các trường hợp là xảy ra với thợ bậc trên chứ công nhân mới vào nghề thì ít. Lý do, thợ vào làm được 1, 2 năm thường cho rằng mình thạo việc nên chủ quan bỏ qua các bước bảo hộ, còn thợ mới cái gì cũng lo sợ mình làm sai vì thế rất cẩn thận chấp hành đủ đúng qui định an toàn. Ngoài ra, khi giao việc xong, mấy ông mới thì tỷ mẩn làm ngay, còn mấy ông lành nghề còn rề rà cà phê thuốc lá chán chê đến gần hết giờ mới làm và dĩ nhiên là làm ẩu. Không nói đến chất lượng sản phẩm mà chỉ nói đến phản ứng trước công việc, rõ ràng thợ mới họ phản ứng ngay, trong khi mấy ông „ma cũ“ còn ngồi chém gió.

Ta coi kháng thể trong cơ thể người trẻ là „thợ mới“ và trong cơ thể người lớn tuổi là „thợ cũ“, khi được giao việc „đuổi SARS-CoV-2“, theo như thí dụ nêu trên thì sẽ thấy thế nào? Thợ mới lập tức đứng dậy bắt tay vào việc, còn thợ cũ thì bắn điếu thuốc lào đã, việc đó tao „xoẹt phát xong ngay“. Vâng! Chờ đến lúc ông „xoẹt“ thì người ta phải đi cấp cứu, phải thở oxy rồi.

  • Vaccine là huấn luyện viên huấn luyện đám thợ đánh đuổi vi trùng. Huấn luyện xong thì cơ thể ta có 1 đám „tân binh“, đám quân này có đông hay không còn phải xem ông có tích cực thể thao hay thể dục hay không.
  • Có chích vaccine hơn là không. Vì đó cũng là 1 lần tạo điều kiện cho cơ thể tập huấn.
  • Về giác độ y học, người ta thắc mắc tại sao enzyme Lactase chỉ tồn tại trong cơ thể trẻ sơ sinh và giảm dần cho đến khoảng 12 tuổi? Enzyme Lactase được sinh ra ở ruột non có tác dụng phân giải Lactose để chuyển hoá hấp thụ sữa tươi. Không có enzyme Lactase, người lớn uống sữa tươi hay bị „sình bụng“.
  • Dường như các loại vi khuẩn có trong dưa chua, kim chi, sữa chua, đậu phụ, nước mắm, cá mắm, mắm tôm.…cũng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch chống Covid Wuhan (dưa phải muối ủ chua chứ không phải dưa chua bằng giấm).
  • Các bác sĩ cho rằng trẻ nhỏ khó bị nhiễm SARS-CoV-2 bởi vì chúng luôn phải chống lại các loại khuẩn ở vùng tai mũi họng. Ta thấy chúng thường „thò lò mũi xanh“ ho có đờm, mắt đổ ghèn (dử mắt), hơi tí là sốt.…Có giả thuyết nói rằng, khi tế bào bị vi khuẩn hay virus chiếm thì tế bào đó coi như đóng cửa, cho nên các loại virus vi khuẩn khác không vào được nữa.
  • Lại có kinh nghiệm dân gian, ai ít ốm vặt (tức là khoẻ „cả năm chả ốm bao giờ“) thì hễ ốm là nặng.

 

Lê Hoàng biên soạn

Aufrufe: 18

Related Posts