Berlin (EAST SEA) Chủ Nhật, Tháng Sáu 13th, 2021 / 14:12

G7: „Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn“ với chủ trương phản công „Con đường tơ lụa thế kỷ 21“

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nước thành viên G7 lên kế hoạch cho một sáng kiến ​​trị giá hàng ngàn tỷ đô la nhằm trợ giúp các quốc gia nghèo và đang trỗi dậy xây dựng phục hồi hạ tầng cơ sở sau đại dịch, với trọng tâm là các lĩnh vực khí hậu, y tế, kỹ thuât số và chống bất bình đẳng. Sáng kiến này được cho là một đối trọng trực tiếp với „Con đường tơ lụa mới“ của Trung Quốc.

Lãnh đạo G7 họp ở Cornwall, Anh, ngày 11/6/2021. Ảnh: Reuters

 

Một quan chức cao cấp Mỹ xin ẩn danh tiết lộ „Theo ước tính, để khoả lấp khoảng cách cơ sở hạ tầng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới, Mỹ và các đối tác G7 cần huy động 40 ngàn tỷ USD từ nay đến 2035“. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ còn cho biết thêm, sau đại dịch Covid 19 số tiền thậm chí còn lớn hơn. Việc giải ngân sẽ được thực hiện một cách „minh bạch và bền vững về tài chính, thân thiện với môi trường và xã hội“.

Cho tới nay, dự án „Con đường tơ lụa mới“ được Bắc Kinh khởi động từ 2013, đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới hưởng ứng và liên quan đến hơn 2.600 dự án đầu tư, với tổng số vốn khoảng 3.700 tỷ đô la, tính đến giữa năm 2020.

Dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ này của G7 không những nhằm để đối đầu với Trung Quốc mà còn nhằm để phản ánh các giá trị, chuẩn mực và quan niệm về quan hệ kinh tế của các nền dân chủ.

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall thảo luận đến vấn đề Bắc Kinh cưỡng bức lao động nhằm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Tuy nhiên về điểm này Mỹ và các đối tác châu Âu không hoàn toàn ăn ý với nhau.

Một tuyên bố không kém phần quan trọng được Thủ tướng Anh Boris Johnson đánh giá là một văn bản mang tính lịch sử „Lãnh đạo G7 cam kết tìm mọi cách để tránh tái diễn khủng hoảng y tế như vừa qua và viện trợ vắc-xin với qui mô toàn cầu“. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gueterres đã hoan nghênh tuyên bố này. Tuyên bố này còn dự kiến rút ngắn thời gian bào chế vắc-xin, tăng cường các biện pháp giám sát y tế, cải tổ WHO. Riêng vấn đề về bản quyền sáng chế Vắc-xin không đạt đồng thuận, Mỹ và Pháp chủ trương từ bỏ Đức phản đối.

Trong bang giao quốc tế G7 coi Nga và Trung Quốc là 2 thách thức lớn với giá trị dân chủ tự do. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt, tố cáo Wahington „kéo bè, kết đảng“.

Lê Hoàng tổng hợp

Aufrufe: 45

Related Posts