Berlin (EAST SEA) Thứ Hai, Tháng Tư 3rd, 2023 / 09:03

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Canada trong nỗ lực ngoại giao khí đốt

Cuối tháng 11/2022, Canada đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPS) nhằm tái định vị Canada trong khu vực trước một Trung Quốc ngày càng trở nên thù địch. Chiến lược 5 năm trị giá 2,3 tỷ CAD đã được đưa ra trong bối cảnh lạm phát cao, giá năng lượng giảm và nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại đe dọa các kế hoạch phát thải ròng bằng 0. Mặc dù vậy, chiến lược không đề cập đến Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), thứ mà Canada có thể xuất khẩu với số lượng lớn và nhiều nền kinh tế châu Á đã nhập khẩu số lượng lớn LNG.

Chính sách ngoại giao LNG có thể giúp cho chiến lược IPS đạt được nhiều thành tựu. Nó có thể giúp tăng cường thương mại bằng cách cung cấp cho các đồng minh năng lượng đáng tin cậy và giá cả phải chăng trong thời gian dài, tạo doanh thu từ một mặt hàng xuất khẩu chính khi Canada khử cacbon và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Mỹ. Canada có một lịch sử phong phú về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác và chính sách ngoại giao LNG có thể là chương mới nhất của câu chuyện đó.
Đó là một con đường dài và khó khăn để các dự án LNG của Canada thành hiện thực. Mặc dù là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ 5 trên thế giới, quốc gia này không thể xuất khẩu LNG với số lượng lớn do thiếu cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp để dẫn khí đốt đến bờ biển và làm lạnh để vận chuyển ra nước ngoài. Điều đó sẽ thay đổi khi siêu dự án LNG Canada trị giá hơn 30 tỷ USD do tập đoàn dầu khí Shell làm chủ đầu tư ở Kitimat, British Columbia hoàn thành với công suất xuất khẩu lên tới 28 triệu tấn/năm. Những hạn chế vật chất này trở thành một bài học đắt giá sau khi Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine khiến giá khí đốt tăng chóng mặt đối với các đồng minh châu Âu và châu Á, đồng thời khiến cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đề nghị Thủ tướng Justin Trudeau cung cấp LNG nhưng đều vô ích.
IPS của Canada nhấn mạnh việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc – quốc gia ngày càng trở nên gây rối: can thiệp bầu cử liên bang, cáo buộc gián điệp, vi phạm nhân quyền, cung cấp khoáng sản quan trọng… Điều này đặt ra một vấn đề khi chúng ta xem xét xuất khẩu LNG. Xét cho cùng, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2021, với kế hoạch xây dựng 34 bến cảng ven biển vào năm 2035. Nhưng Trung Quốc không phải là thị trường lớn duy nhất về LNG. Canada có các lựa chọn khác – ít phức tạp hơn, thân thiện hơn.
Châu Á mua khoảng 3/4 LNG toàn cầu, đứng đầu trong số các khách hàng mua LNG là một số đồng minh quan trọng nhất của Canada như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan với tổng cộng khoảng 45% LNG. Điều đó không bao gồm những quốc gia châu Á khác mua với số lượng nhỏ hơn – những nước mà Canada đang cố gắng thắt chặt quan hệ.
Các chuyến hàng LNG từ bờ Tây của Canada đến các đồng minh và các quốc gia có cùng chí hướng ở châu Á có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên. Đầu tiên, nó có thể đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy và giá cả phải chăng cho các quốc gia thân thiện. Thứ hai, LNG có thể giúp các quốc gia này chuyển sang các nguồn năng lượng ít carbon hơn. Thứ ba, việc sử dụng các hợp đồng dài hạn (cách mà hầu hết các nhà nhập khẩu châu Á thích mua LNG) có thể bảo vệ cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu khỏi giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh, đồng thời đảm bảo thị trường cho các dự án LNG vốn phải mất nhiều năm mới có lãi. Thứ tư, biến LNG thành một mặt hàng xuất khẩu chính giúp tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào mà Canada sở hữu, đồng thời tạo ra doanh thu và cho phép Canada theo đuổi quá trình khử cacbon một cách tích cực hơn.
Đối với Canada, chính sách ngoại giao LNG có thể giúp mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, đồng thời mang lại cho nước này một số không gian hoạt động ngoài Mỹ và tránh xa các cạm bẫy của Trung Quốc. Xuất khẩu LNG của Canada sẽ góp phần hoàn thành 3/5 mục tiêu trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này: thương mại và đầu tư; một tương lai xanh và bền vững; và quan hệ đối tác.
Việc này giúp đảm bảo những cam kết về nỗ lực khử cacbon của chính Canada, đồng thời tạo ra doanh thu, có thêm nhiều bạn bè, đối tác và phá vỡ thế bế tắc chính trị xung quanh tương lai của nguồn tài nguyên của Canada. Đây là cơ hội để Canada làm được nhiều hơn – cho bạn bè và cho chính mình./.

BND

Aufrufe: 208

Related Posts