Berlin (EAST SEA) Thứ Tư, Tháng Tư 17th, 2024 / 13:06

Hải quân Việt Nam đã có máy bay trinh sát không người lái tầm xa

Đã có thông tin xác nhận rõ nét bằng hình ảnh về việc Israel bàn giao lô máy bay trinh sát không người lái rất hiện đại cho quân đội Việt Nam, mà trực tiếp là hải quân Việt Nam. Đây là một trong số 2 hợp đồng mua UAV hiện đại mà Việt Nam ký với các nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến trước dịch COVID-19.

Năm 2018, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký thỏa thuận với Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Không gian Israel (IAI) về việc nhập khẩu ba chiếc UAV cùng trạm chỉ huy trung tâm, với tổng trị giá từ 140 tới 160 triệu đô. Thế nhưng, do dịch COVID-19 diễn ra sau đó, hợp đồng đã bị đình trệ.

Trong buổi lễ ra quân huấn luyện tại Lữ đoàn 954 không quân hải quân vào ngày 01/3, ba chiếc UAV đến từ Israel đã xuất hiện.

Về mẫu UAV mà chúng ta đã nhập khẩu từ Israel, chúng có lai lịch như thế nào, chúng sẽ giúp ích gì cho Hải quân Việt Nam và liệu rằng chúng có hơn UAV nội địa hay không? Sau đây, hãy cùng chúng tôi trả lời từng câu hỏi.

Về kiểu loại UAV, cách đây 6 năm trước, lúc đó đã có thông tin về việc ta sẽ nhập khẩu dòng máy bay trinh sát không người lái tầm xa, độ cao trung bình Heron do công ty Malat – một đơn vị thành viên của Công ty Công nghiệp Hàng không Không gian Israel (tên giao dịch quốc tế là IAI) phát triển. Được biết, dự án Heron có nguồn gốc từ một nghiên cứu thị trường do IAI thực hiện vào những năm 90. Nghiên cứu này chỉ ra một yêu cầu mới nổi ở cả thị trường dân sự và quân sự đối với một hệ thống UAV có thời gian hoạt động trên 24 tiếng, độ cao hoạt động từ 7,5 tới 9,5 km và có khả năng mang nhiều loại thiết bị điện tử hàng không và cảm biến. Nó cũng cần có khả năng cất và hạ cánh trong thời gian ngắn, tốc độ tối thiểu 93 km/h, thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hỏng hóc là 3000 giờ. Các yêu cầu này khiến Heron được coi là loại UAV có độ bền lâu dài, hoạt động ở độ cao trung bình. Heron được đưa vào sản xuất vào năm 1994. Năm 2007, Heron đã vượt qua các yêu cầu về quản lý hàng không vũ trụ dân dụng của Israel và nhận chứng nhận để hoạt động trong không phận Israel với mục đích quân sự, phi quân sự. Không quân Israel đã mua những chiếc Heron đầu tiên theo hợp đồng ký tháng 9/2005, trị giá hơn 50 triệu đô. UAV Heron cũng được phát triển với nhiều phiên bản mà Việt Nam xem ra đã nhập ít nhất hai phiên bản.

Do vậy, dù là phiên bản nào, hầu như chúng cũng có cùng kích thước, cấu trúc và hình dạng tương đối giống nhau. Chúng có chiều dài 8,5 m, sải cánh 16,6 m, nhưng trọng lượng cất cánh chỉ là 1,15 tấn nhờ việc sử dụng vật liệu tổng hợp siêu nhẹ có độ bền cao. Phương tiện bay sử dụng thiết kế khí động học hai đuôi với bánh lái đứng, bộ càng hạ cánh có thể thu vào khi cất cánh.

Heron được trang bị một động cơ hàng không bốn thủy, bốn xi-lanh có tăng áp Rotax-914, sản xuất cung cấp công suất 115 mã lực khi cất cánh và 100 mã lực trong hành trình bay. Tốc độ tối đa 207 km/h, thời gian bay liên tục từ 45 – 50 tiếng, độ cao hoạt động từ 9,5 đến 10 km. Đây là các tham số bay cực kỳ ấn tượng của dòng UAV Heron. Mặc dù không rõ mẫu UAV chính xác tấn công lớn nhất của Viettel hiện nay có thời gian bay bao xa, nhưng có khả năng sẽ khó lòng vượt trội hơn Heron ở khoản bay lâu như vậy. Nếu khai thác tối đa thời gian bay, tính ra là nó có thể bay gần 2 ngày trên không, cực kỳ ấn tượng.

Tất nhiên, thời gian bay là một chuyện, còn tầm bay sẽ phụ thuộc vào tín hiệu điều khiển từ trạm điều khiển mặt đất, với cự ly tối đa là 250 km và có thể đạt cự ly cực đại 1000 km với kết nối vệ tinh. Ngoài bộ phận động cơ thực hiện hành trình bay, trên Heron còn được trang bị hai máy phát điện xoay chiều đấu mắc song song để chia tải, mỗi chiếc cung cấp tối đa 3,5 KW năng lượng điện cho Heron khi hoạt động liên tục, với tổng công suất 7 KW để phục vụ hệ thống điện tử hàng không. Heron có thiết bị đầu cuối liên lạc vệ tinh LK-1891 băng tần Cu, để nó có thể hoạt động ở đường chân trời. Nếu nó mất liên kết dữ liệu với trạm điều khiển mặt đất, nó sẽ tự động quay về nhà để thực hiện các vai trò chính xác do thám, tuần tra các khu vực được chỉ định.

Heron được thiết kế với hai khoang chứa, một ở mũi và một nằm ở dưới bụng máy bay. Khoang mũi có thể tích 153 lít và khoang bụng có thể tích 643 lít. IAI cho biết, tổng tải trọng của Heron có thể lên tới 470 cân. Với tải trọng này, nó có thể tích hợp một loạt các loại cảm biến radar để phục vụ các nhiệm vụ của mình bao gồm tổ hợp trinh sát quang điện hồng ngoại M79 có hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp và máy đo khoảng cách laser, đồng thời có thể xoay với tốc độ lên tới 100 độ/giây. Tổ hợp trinh sát quang điện hồng ngoại MOSP3000 HD tương tự M79 nhưng trọng lượng nhỏ hơn. Radar khẩu độ tổng hợp ELM 2055 có khả năng chỉ báo mục tiêu di chuyển trên mặt đất và theo dõi chúng. Hệ thống tác chiến điện tử ELL 8385 có khả năng tìm kiếm, chặn, thu, đo lường, định vị, phân tích, phân loại và giám sát các đường truyền vô tuyến từ mặt đất, trên không và trên biển. Hệ thống cung cấp thông tin tình báo chiến thuật và chiến lược, hỗ trợ cơ sở dữ liệu tình báo quốc gia. Radar giám sát biển ELM-2022 U được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát vùng đặc quyền kinh tế, hỗ trợ định vị, tìm kiếm cứu nạn, giám sát đường không, cung cấp thông tin tình báo, giám sát, trinh sát không đối đất, có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, xuyên qua mây mù, mưa gió, khói bụi. Hệ thống có phạm vi trinh sát xa tới 370 km, phát hiện các mục tiêu nhỏ trong điều kiện sóng biển lớn, tự động theo dõi tất cả các mục tiêu, tích hợp hệ thống nhận diện địch- ta.

Ngoài ra, Heron còn có thể triển khai hệ thống ra định vị và cảnh báo ELL 8265, tổ hợp tình báo thông tin liên lạc bao gồm hệ thống định vị tìm hướng ELK-7065 và hệ thống tìm hướng giao thoa kế ELK-7071.

Đó là một số khí tài cảm biến hiện đại có thể tích hợp trên Heron. Dĩ nhiên, khách hàng có thể tùy chọn để trang bị chúng, chứ không nhất thiết phải mua hết tất cả. Nhưng có thể thấy, có rất nhiều tùy chọn cho nhiều loại nhiệm vụ, không chỉ giới hạn ở trinh sát, giám sát mà cả thu thập thông tin tình báo, tác chiến điện tử. Tuy không nói rõ, nhưng các trang bị này hầu như đều có thể tích hợp trên hầu hết các phiên bản của dòng UAV Heron. Như đã nói ở trên, căn cứ vào các bức ảnh chụp trong buổi ra quân huấn luyện tại Lữ đoàn 954, chúng tôi nhận thấy dường như Quân đội Việt Nam không chỉ đặt mua một mà những hai cấu hình. Một chiếc được thiết kế với phần mũi tương đối phẳng, nhưng có một bộ phận như cụm ăng-ten nhô lên ở dưới bụng. Ngoài cụm cảm biến điện tử dưới mũi, thì không có các thiết bị lắp phía dưới.

Từ các đặc điểm này, chúng tôi cho rằng đây có thể là phiên bản Heron đời đầu, hay còn gọi là Heron 1 và hai chiếc được thiết kế với phần đầu mũi gồ lên, trông to và hơi kỳ cục. Ban đầu, từ đặc điểm phần mũi, chúng tôi nghĩ tới khả năng đó là thiết kế Heron MK2, một phiên bản mới ra mắt vào năm 2020 tại Singapore, với việc thay thế động cơ Rotax 915 khỏe hơn, cũng như trang bị các khí tài tác chiến chống ngầm. Thế nhưng, nhìn đi nhìn lại, vẫn có điều gì đó lấn cấn. Bèn tìm hiểu thêm bên trang chủ của Tổng công ty Hàng không Không gian Israel (IAI), thấy rằng nó vẫn được gọi là Heron hoặc là Heron 1.

Nhìn hồi lâu mới phát hiện ra rằng, nhiều khả năng đây là phiên bản đầy đủ cảm biến, trên cơ sở bản Heron lắp cảm biến đơn giản. Theo đó, ở trên đầu nó sẽ ốp một thiết bị có thể là radar khẩu độ tổng hợp, phía dưới là cảm biến quang điện tử, và ở phía bụng sẽ là radar giám sát hàng hải chuyên nhiệm hơn cho vai trò tuần tra biển. Tức là, cũng có thể hiểu rằng, thực tế chúng ta chỉ mua một phiên bản là Heron 1, nhưng lắp các khí tài cảm biến khác nhau: một chiếc được lắp kiểu đơn giản với cụm cảm biến quang điện tử và hai chiếc là lắp full cấu hình. Có lẽ là như vậy.

Nói chung, dù là phiên bản nào đi nữa, có lẽ chúng ta cũng chỉ cần lưu ý vài thông tin: các hệ thống UAV mới của Hải quân Việt Nam có thể bay liên tục 45 – 50 tiếng trên bầu trời, ở độ cao 9.000 – 10.000 m, với cự ly tối đa lên tới 1.000 km tính từ căn cứ.

Vậy, điều đó giúp ích gì cho chúng ta? Dĩ nhiên, giúp ích nhiều ấy chứ, đặc biệt là trong nhiệm vụ giám sát biển. Có thể nói, với thời gian hoạt động lâu tới như vậy, chúng ta đang có trong tay một trong những công cụ hữu hiệu để giám sát một vùng biển rộng lớn trên biển Đông.

Còn nhớ, trước khi có Heron, chúng ta đã mong mỏi bao năm về việc sở hữu các máy bay tuần tra biển P-3C Orion của Mỹ. Mà theo các phân tích, chỉ cần tối thiểu ba chiếc P-3C, năng lực giám sát biển của ta đã vô tư. Có thể lấy ví dụ, một chiếc P-3C có tầm hoạt động có thể đạt tới 8.900 km, có thể bay liên tục trong 12 tiếng từ bờ biển Việt Nam, cất cánh và bay cách mặt biển ở độ cao 500 m, và tuần tra liên tục trong vòng 3 tiếng với bán kính chiến đấu gần 250 km. Trong khi chiều rộng giữa Philippines và Việt Nam chỉ có 1.200 km, do đó P-3C của Việt Nam khi bay qua lại giữa hai nước có thể bao quát toàn bộ khu vực phía nam của Biển Đông. Tuy nhiên, máy bay có thể di chuyển vùng hoạt động lên sát các căn cứ của Trung Quốc ở đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Đông. Về nguyên tắc, máy bay có thể hoạt động liên tục 12 tiếng. Tuy nhiên, khi bay theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, P-3C có thể hoạt động liên tục đến 17 tiếng. Một chiếc P-3C có thể thực hiện tám vòng nhiệm vụ quanh căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh.

Với Heron, tuy tốc độ của nó không thể bằng P-3C, nhưng thời gian bay thì thừa sức. Tầm bay với hệ thống điều khiển mặt đất thông qua liên lạc vô tuyến là 250 km, qua vệ tinh là 1.000 km, cơ bản là đã có khả năng bao quát vùng biển vô cùng rộng lớn. Qua đó góp phần kiểm soát các hoạt động trên biển một cách liên tục, kịp thời phát hiện các di biến động bất thường mà lực lượng tuần tra biển không thể bao quát được hết. Các di biến động bất thường ở đây có thể là hoạt động xâm phạm của tàu Hải cảnh, tàu cá nước ngoài, cũng như các hoạt động lén lút của tàu quân sự. Qua đó, gửi thông tin về sở chỉ huy để điều động các lực lượng tàu bè tiếp cận, xua đuổi, ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền.

Một vấn đề nữa, đó là với Heron cũng có thể nghĩ đến khả năng nó sẽ hỗ trợ chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống vũ khí phòng thủ bờ trong nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. Nói chung, có khá nhiều nhiệm vụ mà Heron có thể ứng dụng trong nhiệm vụ tuần tra biển trên không, một điều mà Hải quân Việt Nam thiếu thốn từ trước tới nay với trang bị là các thủy phi cơ và trực thăng săn ngầm. Dĩ nhiên, so với các máy bay trinh sát chống ngầm tầm xa có người lái, Heron vẫn thiếu một thứ, đó là khả năng tiêu diệt tàu ngầm, nhưng trong bối cảnh hiện nay, Heron vẫn là một sự bổ trợ đáng giá rồi.

Xin chúc mừng bước phát triển mới của Hải quân Việt Nam và hy vọng rằng hợp đồng UAV 

BDN

Aufrufe: 16

Related Posts