Berlin (EAST SEA) Thứ Bảy, Tháng Một 16th, 2021 / 21:18

Tổng kết hội nghị trực tuyến về Biển Đông

Ủy ban đối ngoại Quốc hội Đức nhấn mạnh tầm quan trọng tự do hàng hải trên biển Đông

Ngày 15/01/2021 tại thủ đô Berlin – CHLB Đức, Hội nghị trực tuyến về vấn đề biển Đông do Ủy ban đối ngoại Quốc hội Đức chủ trì, thảo luận với đại diện các Hội đoàn và chuyên gia người Việt tại Đức đã thành công tốt đẹp.

Tham dự Hội thảo, về phía Đức có Tiến sỹ De Ridder Daniela (đảng SPD), Phó chủ tịch Ủy ban Quốc Hội, kiêm Phó chủ tịch Ban phòng chống khủng hoảng dân sự, quản lý xung đột và kết nối thương mại Quốc hội Đức, chủ trì hội nghị; về phía Việt Nam có Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Thoại – Đại học Trier, ông Lê Hồng Cường – Chủ tịch Hội Tân Trào, Tiến sỹ Nguyễn Việt Anh – Phó chủ tịch Dien dan Doi moi sang tao va Kinh te Duc – Viet, Chu tich Hoi SVVN tai CHLB Duc, bà Vũ Lâm – thành viên Ban công tác hợp tác Đông Nam Á – Đức và bà Trương Loan, Luật sư, Chủ tịch Hiệp hội luật gia Đức – Việt (DVJV).

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Daniela De Ridder bày tỏ vui mừng khi hội nghị có thể diễn ra bằng hình thức trực tuyến bất chấp ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế phòng chống dịch COVID-19. Bà nhấn mạnh, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ Đức nói chung, cá nhân bà De Ridder nói riêng dành sự quan tâm rất lớn đối với tình hình an ninh biển Đông nói chung.

Đại biểu Quốc hội Đức thông tin, gần đây, bà đã lắng nghe nhiều ý kiến của các đồng nghiệp là nghị sỹ trong Quốc hội Đức về các căng thẳng tại khu vực Biển Đông. Tuy nhiên bản thân bà cũng rất muốn lắng nghe những đánh giá, thông tin từ cộng đồng người Việt, đại diện các Hội đoàn và chuyên gia người Việt tại Đức. Bà cũng đánh giá cao nỗ lực, tình cảm với Việt Nam và Đức của những người tham gia để cuộc họp trực tuyến có thể diễn ra tốt đẹp.

Về phần mình, GS. TS. Nguyễn Văn Thoại đã giới thiệu đôi nét chính về tình hình cộng đồng người Việt tại Đức cũng như nhấn mạnh sự quan tâm của cộng đồng, hội đoàn, chuyên gia trí thức đên sự ổn định tại khu vực Biển Đông. GS. Thoại cho biết, đã có khoảng 15 Hội đoàn người Việt đồng thuận gửi bức thư ngỏ đến Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức. GS. Thoại cũng nêu bật sự quan trọng bậc nhất của khu vực Biển Đông như một tuyết hàng hải huyết mạch của thế giới và Trung Quốc đã và đang có những hành động trái phép, xâm phạm chủ quyền vùng Biển Việt Nam đi trái với những quy định của Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS 1982. Ông kêu gọi các hành động cụ thể của Chính phủ Đức Đức cũng như EU nhằm giảm căng thẳng và củng cố an ninh tại khu vực. Đặc biệt, GS. Thoại cũng nếu qua nội dung của bức thư ngỏ và thông tin sẽ gửi đến cho TS. Daniela De Ridder và Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội Đức.

Dưới góc nhìn luật gia, Luật sư Trương Loan đã điểm qua các thông tin liên quan đến UNCLOS 1982 và các phân cách lãnh phận phù hợp với Luật pháp Quốc tế. Luật sư Loan cũng nêu bật tình hình bất ổn, an ninh hàng hải tại khu vực. Bà Loan nêu bật tầm quan trọng của Phá quyết tòa án Quốc tế tại Den Haag năm 2016 và Thư lên tiếng của ba nước Đức, Anh và Pháp gửi Liên hiệp quốc vào tháng 09 năm 2020.

Tiếp nối là phần phát biểu của TS. Nguyễn Việt Anh. TS. Việt Anh đã nêu lên bối cảnh và sự bất ổn chung của hệ thống, trật tự chính trị thế giới với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cạnh tranh và cuộc chiến tranh thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 đã càng chứng tỏ việc cộng đồng quốc tế, khu vực cần chung tay giải quyết các vấn đề bất ổn. Đặc biệt, an ninh của khu vực Ân độ – Thái Bình Dương và khu vực Biển Đông chính là an ninh của toàn thế giới. TS. Việt Anh đi sâu vào Chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt là mục Đẩy mạnh trật tự thế giới đa phương dựa trên quy tắc luật pháp quốc tế và Đẩy mạnh việc giữa hòa bình, an ninh và ổn định trên toàn thế giới. Qua đây, TS. Việt Anh nêu bật tầm quan trọng của Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS 1982 và Đức và khối EU cần có những hàng động cụ thể để Công ước này có hiệu lực. TS. Việt Ah cũng nêu bật tầm quan trọng về việc thông thương hàng hải, thương mại tại khu vực Biển Đông. Hơn 2000 tầu vận chuyển và 20% thặng dự thương mại Đức ở tại khu vực Biển Đông. Năm 2020 Đức đã tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á năm 1976 và do vậy phải cam kết tìm ra các giải pháp đóng góp trực tiếp vào an ninh khu vực Biển Đông. TS. Việt Anh cho biết, từ khoảng giữa năm 2019 cho đến nay đã có khoảng 48 lần Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Biển, hoặc vi phạm Luật biển UNCLOS. Trung Quốc không những có chủ đích độc chiếm khu vực Biển Đông và còn vùng trời tại khu vực và khi đó các nước trên toàn thế giới, EU và Đức sẽ phục thuộc nhiều hoặc hoàn toàn vào Trung Quốc tại khu vực. Cùng với xu thế hiện diện và quân sự ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực, nếu Đức, EU và cộng đồng thế giới không có những biện pháp cụ thể, hiệu quả, viễn cảnh chiến tranh tại khu vực Biển Đông và đe doa an ninh toàn thế giới sẽ thành hiện thực. TS. Việt Anh cũng đã chỉ 3 ảnh vệ tinh các hoạt động của bồi đắp, quân sự hóa của TQ tại khu vực đảo Tri Tôn ngày 18, 19 tháng 03 năm 2020 và các chuẩn bị tại Đảo Phú Lâm chuẩn bị cho một cuộc diễn tập quân sự lớn từ 01 đến 05 tháng 07 năm 2020.

Cuối cùng là phần phát biểu của Bà Vũ Lâm và ông Lê Hồng Cường. Bà Lâm và Ông Cường nêu bật vô số các hoạt động Biểu tình hòa bình của cộng đồng, hội đoàn và người Việt tại CHLB Đức kể từ năm 2008 đến nay thu hút hàng nghìn người, trong đó có nhiều bạn bè khu vực ASEAN, Đức và quốc tế. Cũng với GS. Nguyễn Văn Thoại, ông Lê Hồng Cường đã gửi thư trao tay cho bà Barbara Lochbihler, Thành viên Ủy ban Châu Âu, lên án những hành động của TQ tại khu vực. Cộng đồng người Việt tại Đức cũng đã gửi thư cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin. Ngoài ra, Bà Lâm và Ông Cường cũng đã tổ chức nhiều Hội thảo Biển Đông để tuyên truyền tình hình an ninh khu vực đến công đồng Đức và thế giới, thu thập các đánh giá của các chuyên gia Đức.

Cuối cùng TS. De Ridder đã có một cuộc thảo luận các vấn đề bà muốn nghe ý kiến từ cộng đồng, hội đoàn và các chuyên gia Việt tại Đức về vị trí, ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại song phương giữa Trung Quốc và khối EU. Hiện tại trong nội bộ CP Đức, đang có một cuộc thăm dò, tìm hiểu, đánh giá về Trung Quốc trong Hiệp định này, đã có nhiều ý kiến trong nội bộ Quốc Hội Đức nghi ngờ về Trung Quốc và kêu gọi cần cẩn thận trong hợp tác này. Bà Ridder phát biểu rằng Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Đức, là cạnh tranh có tính hệ thống và hiện tại Trung Quốc được nhận định là đối thủ cạnh tranh của Đức và EU.

Các chuyên gia tham ra Hội nghị đồng tình với đánh giá là Hiệp định Thương mại song phương giữa EU và Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tình hình căng thẳng tại khu vực Biển Đông. Chính phủ Đức cần đưa ra các điều kiện, dàng buộc hợp lý để Trung Quốc đóng góp vào hòa bình khu vực. An ninh và hòa bình là điều kiện quan trọng nhất của các thông thương. Ngoài ra, nếu tình hình căng thẳng lên, thì việc quân đội Đức hiện diện và tham gia diễn tập cùng các cường quốc khác như Mỹ, Pháp, Anh tại khu vực Biển Đông sẽ là một hành động biểu tượng quan trọng để gây áp lực với Trung Quốc. GS. Thoại còn đóng góp thêm ý là CP Đức cần xem xét cẩn thận để ngăn chặn các hành động sao chép công nghệ của Đức và EU. TS. Việt Anh còn nhấn mạnh vị thế trung tâm của Việt Nam và ASEAN trên chính trường đối ngoại, kinh tế cũng như trong việc đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của khu vực. Đức và EU ngoài việc đẩy mạnh thương mại với Trung Quốc cần đóng góp cụ thể hơn nữa trong các vấn đề Biển Đông, đặc biệt đẩy mạnh hợp tác Kinh tế, Thương mại, KHCN với Việt Nam và ASEAN để tạo cân bằng, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thông qua Hội nghị lần này, bà Ridder khẳng định, bà sẽ cùng thảo luận với các nghị sỹ để đưa vấn đề Biển Đông ra ngoài Quốc hội liên bang, liên đới đến cả Hiệp định thương mại giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Đồng thời, bà mong muốn Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức và các hội đoàn, chuyên gia người Việt tại Đức có thể tiếp tục tổ chức các hội thảo dưới các hình thức, để trao đổi về vấn đề biển Đông. Tùy tình hình đại dịch COVID-19, bà mong muốn Hội nghị gần nhất có thể diễn ra vào tháng 04/2021.

east-sea.de

 

Aufrufe: 9

Related Posts