Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Hai 24th, 2023 / 12:16

Đảo Sinh Tồn Đông – “căn cứ xanh” của Việt Nam ở Trường Sa

Đảo Sinh Tồn Đông là đảo nổi, nằm giữa một rạn san hô vòng thuộc cung sinh tồn của Quần đảo Trường Sa hiện Việt Nam quản lý. Là một phần của xã Sinh Tồn thuộc đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên của đảo Sinh Tồn Đông

Vị trí đảo Sinh Tồn Đông cách bán đảo Cam Ranh khoảng 618 km về phía Đông Nam, cách đảo Trường Sa lớn khoảng 322 km/h Đông Bắc, cách đá Tiên Nữ khoảng 115km về phía Bắc. Trong cụm Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông cách đảo Sinh Tồn khoảng 26 km về phía Đông. Đây là hai đảo nổi duy nhất của cụm sinh tồn, bao phủ toàn bộ các đảo chìm của cụm trong mặt kính lãnh hải 12 hải lý. Ngoài ra, hòn đảo này chỉ cách đá Ba Đầu thực thể lớn nhất trong cụm Sinh Tồn khoảng 11 km về phía Tây Nam, cách đá Tư Nghĩa (Huy Gơ) khoảng 8km. Đây là một trong bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng vào bồi đắp trái phép. Với vị trí đó, đảo Sinh Tồn Đông được ví như tuyến đầu nóng bỏng tại cụm Sinh Tồn, tình hình càng căng thẳng hơn khi những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên kéo hàng trăm tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá tới khu vực đá Ba Đầu đe dọa, quấy phá hoạt động khai thác hải sản của ngư dân Việt Nam, và cản trở các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.

Ban đầu thì đảo Sinh Tồn Đông chỉ có diện tích khoảng 0,6 ha, với chiều dài 160m, chiều rộng khoảng 60m. Đảo Sinh Tồn Đông nằm trên một rạn san hô ngầm nước có diện tích khoảng 0,6 km² (khoảng 60 hecta) với chiều dài khoảng 1.200m, chiều rộng khoảng 580m, khi thủy triều xuống thấp, rạn san hô nhô cao hơn mặt nước từ 0.5 đến 0,6 m. Nhìn chung, rạn san hô này khá nhỏ không thể xây dựng sân bay quân sự, nhưng bề mặt rạn khá bằng phẳng, mép san hô sâu cho nên rất thuận lợi nếu Việt Nam xây dựng một âu tàu và sử dụng các san hô nạo vét được để mở rộng diện tích hòn đảo giống như đảo Sinh Tồn và các đảo khác ở quần đảo Trường Sa nhằm tăng cường khả năng phòng thủ. Có một âu tàu ở đây sẽ giúp cho ngư dân có thể tránh trú gió bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá cũng như giúp ngư dân vững tin vươn khơi bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Quá trình đóng giữ và xây dựng đảo Sinh Tồn Đông

Sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam và giải phóng quần đảo Trường Sa, các nước trong khu vực đã tăng cường hoạt động xâm phạm các đảo mà Việt Nam đang đóng giữ. Cụ thể, Philippines đã đưa quân chiếm đóng bài An Nhơn, Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Hải quân Việt Nam đã đưa quân đổ bộ, đóng giữ các đảo nổi này, trong đó có đá Grierson (tên cũ của đảo Sinh Tồn Đông).Việt Nam lần đầu tiên Trung đoàn 83 công binh cho xây dựng nhà cao chân trên đảo từ các vật tư có sẵn phù hợp với điều kiện tự nhiên của đảo. Với khả năng của Việt Nam và tình hình khẩn trương lúc đó đây được xem là kinh nghiệm rất quý báu để sau này làm nhà cao chân trên các đảo chìm năm 1987 và năm 1988, sau một thời gian xây dựng hệ thống cộng sự trận địa căn bản tại đảo Sinh Tồn Đông đã được hoàn thành các vị trí chiến đấu đã được triển khai tạo điều kiện đảm bảo để hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, đời sống các chiến sĩ vẫn còn rất khó khăn. 17 năm sau khi đóng giữ đảo chúng ta có thể thấy rõ hệ thống công sự xung quanh hòn đảo các công trình trên đảo vẫn còn khá đơn sơ. Khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam nhiều công trình trên đảo như là nhà ở, nơi làm việc, các công trình phục vụ sinh hoạt, phục vụ chiến đấu đã được Việt Nam xây dựng khang trang hơn… Nhìn chung, các công trình này đều tập trung ở khu vực phía Đông quần đảo. Ngoài ra, trên đảo còn có một công trình tôn giáo nổi bật mới được xây dựng là chùa Sinh Tồn Đông nằm ở phía Tây của hòn đảo. Chùa Sinh Tồn Đông góp phần quan trọng vào đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của quân nhân trên đảo và ngư dân Việt Nam. Sự hiện diện của chùa Sinh Tồn Đông được coi cột mốc chủ quyền tâm linh của Việt Nam trên vùng biển quần đảo Trường Sa.

Khu vực phía Bắc đảo Sinh Tồn Đông, một sân đỗ trực thăng hiện đại đã được xây dựng vào năm 2016. Việt Nam cũng đã xây dựng bốn trục đường chính tại đảo Sinh Tồn Đông trong đó ba con đường song song với nhau nối từ phía Tây có một con đường chạy từ phía Đông Bắc gần với sân đỗ trực thăng xuống khu vực phía Nam của đảo. Hệ thống năng lượng điện cũng được lắp đặt tại đây thay thế cho các nhà máy điện cũ chạy dầu, pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, còn có nhiều tua pin điện gió hiện đại cao hàng chục mét xung quanh đảo. Đảo cũng được trang bị hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt.

Đảo Sinh Tồn Đông Vọng Gác Tiền Tiêu của Việt Nam

Do nằm gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng cũng như có ý định chiếm đóng trái phép, nên tại đảo Sinh Tồn Đông quân đội Việt Nam luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Từ Đảo Sinh Tồn Đông, hải quân Việt Nam ngày đêm hướng về những thực thể như đã Tư Nghĩa, Đá Ba Đầu với tinh thần cảnh giác cao độ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi xâm lược chủ quyền một cách kiên quyết, hiệu quả.

Bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, các quân nhân Việt Nam trên đảo Sinh Tồn Đông thường xuyên chủ động liên hệ, hướng dẫn tàu cá cùng ngư dân về nơi trêu trú mỗi khi có gió bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực quần đảo Trường Sa, đồng thời hỗ trợ ngư dân về vật chất, khám chữa bệnh…

Ngày nay, nếu nhìn từ xa thì đảo Sinh Tồn Đông hiện lên như một thị trấn nhỏ với những ngôi nhà mái lợp đó tươi và ngập tràn một màu xanh mướt, với các loại cây như là Bàng Vuông, Phong Ba, Mù U… Sinh Tồn Đông được biết đến là một trong hai hòn đảo đẹp nhất ở cụm Sinh Tồn.

BDN

Aufrufe: 168

Related Posts