Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Tám 11th, 2023 / 23:06

Hải Quân Việt Nam đã đưa tàu chiến mới nhận về cảng Cam Ranh

Ngày 10.7 vừa qua, một tin vui liên quan tới trang bị tàu chiến dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. 

Tàu hộ tống tên lửa INS Kirpan do Ấn Độ chế tạo

Như vậy, sau hơn 10 ngày rời cảng Visakhapatnam (Ấn Độ), chiều ngày 9/7, báo chí Ấn Độ và Việt Nam đồng loạt xác nhận thông tin: Tàu hộ tống tên lửa INS Kipan – món quà của người bạn Ấn Độ trao tặng cho Hải quân Việt Nam – đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, chuẩn bị công tác bàn giao chính thức cho Việt Nam. Tàu Kipan đã cập cảng vào hôm 8/7, sau 11 ngày hành trình từ cảng Visakhapatnam tới Cam Ranh. Chỉ mất hơn 20 ngày kể từ ngày công bố quyết định của Bộ Quốc phòng Ấn Độ về việc chuyển giao tàu Kipan cho Hải quân Việt Nam, hôm 19/6, con tàu đã nhanh chóng khởi hành tới Việt Nam. Có thể nói, tốc độ bàn giao tàu Kipan nhanh chưa từng thấy, nhanh nhất trong số các tàu chiến do quốc tế viện trợ cho Hải quân Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Các cơ quan báo chí chính thống cho biết, tới cuối tháng 7, con tàu sẽ trải qua công tác kiểm tra và huấn luyện thủy thủ Việt Nam trước khi chính thức tích hợp tàu hộ tống cho các lữ đoàn tàu chiến của Hải quân Việt Nam. Hiện chưa rõ tàu Kipan sẽ được tích hợp cho đơn vị nào của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tàu về Cam Ranh nhiều khả năng con tàu sẽ được bàn giao cho Lữ đoàn Tàu chiến 162 trực thuộc Vùng 4 Hải quân. Đây là lữ đoàn tàu chiến hiện đại và mạnh mẽ nhất Việt Nam, chịu trách nhiệm phòng thủ quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý và vùng biển phía Nam miền Trung từ Phú Yên tới Bắc Bình Thuận. Lữ đoàn được thành lập vào ngày 9/1/2002, được trang bị nhiều chủng loại tàu hiện đại nhất toàn quân, bao gồm 4 tàu hộ vệ Gepard-3.9, các tàu tên lửa nhỏ đề án 1241RE (BPS-500), các tàu pháo đề án 10412. Tất nhiên, cũng không loại trừ khả năng có sự thay đổi của phút chót hoặc chính xác hơn, Cam Ranh chỉ là điểm dừng chân huấn luyện tạm thời.

Đáng chú ý, các hình ảnh của tàu INS Kipan vừa tới Cam Ranh từ phía Ấn Độ công bố cho thấy trong khi giữ nguyên cấu hình vũ khí bao gồm hai cụm bệ phóng KT-167 với 4 tên lửa hành trình, người ta đã tháo bớt trang thiết bị điện tử của con tàu không hoàn toàn nguyên vẹn như chúng ta vẫn nghĩ. Xác minh bước đầu bằng hình ảnh thực địa con tàu trên mặt nước vịnh Cam Ranh so với tàu Kipan khi còn trong biên chế Hải quân Ấn Độ có thể thấy, con tàu đã bị tháo mất hệ thống radar điều khiển hỏa lực tên lửa Gapun-B, trong khi giữ nguyên đài trinh sát đa năng Portsip-Air và đài điều khiển hỏa lực pháo MR-123. Thay thế cho hệ thống Gapun-B là một loại radar hàng hải thông thường, radar chỉ thị mục tiêu 3TS-25E Garpun-B được thiết kế để cung cấp khả năng giám sát mặt nước bằng cách sử dụng kênh thụ động và chủ động trong việc chỉ thị mục tiêu cho tên lửa hành trình, radar được thiết kế cho các nhiệm vụ bao gồm: thu thập, theo dõi tự động, xác định tọa độ mục tiêu mặt nước bằng các kênh chủ động; phát hiện, phân loại, xác định tọa độ mục tiêu dựa trên phát xạ radar của chúng bằng các kênh thụ động; nhận dạng lý lịch mục tiêu và kết hợp với hệ thống phân biệt địch ta; tạo và chuyển dữ liệu chỉ định mục tiêu đến đài điều khiển hỏa lực tên lửa và hệ thống quản lý tác chiến tổng hợp; tương tác với các nguồn dữ liệu bên ngoài; khả năng phát hiện mục tiêu với tiết diện phản xạ vô tuyến 1000m2, tùy khu vực bao phủ trong khả năng hiển thị radar bình thường là 35-45km; trong khả năng hiển thị radar cao lên tới 90 km; siêu khúc xạ lên tới 250 km.

Việc tháo mất đài điều khiển tên lửa Gapun-B thực sự là một tình huống oái oăm của Ấn Độ. Với vai trò là đài điều khiển tên lửa hành trình, việc thiếu vắng Gapun-B sẽ khiến năng lực của tàu Kipan bị giảm sút. Hiện nay, các tàu tên lửa đề án 1241RE và 12418 đều sử dụng tổ hợp Gapun-B để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa hành trình P-21 22 và Kh-35 Urane. Tất nhiên, tôi dùng từ “giảm sút” chứ không phải là “mất đi” là có lý do của nó, bởi Hải quân Việt Nam hiện cũng có loại tàu tên lửa không sử dụng Gapun-B, đó là tàu hộ vệ 500 tấn – dự án BPS-500, loại tàu tên lửa đầu tiên được đóng trong nước tại Việt Nam. BPS-500 cũng không có đài radar Gapun-B, thay vào đó có thể sử dụng chung tổ hợp trinh sát chỉ thị mục tiêu đường không – đường biển MR352 Foxitit, thứ vẫn còn giữ lại trên tàu Kipan được chuyển giao cho Việt Nam, đài Foritit được thiết kế với vai trò trinh sát, phát hiện, theo dõi mục tiêu đường không và đường biển.

Ngoài vai trò chính này, chúng có khả năng nhận diện địch ta, xác định tọa độ mục tiêu, thông số chuyển động, ưu tiên mục tiêu có khả năng đe dọa cao nhất, phân phối mục tiêu tự động, nhắm mục tiêu, cấp nguồn dữ liệu cho hệ thống vũ khí. Phạm vi bao quát mục tiêu lên tới 150km, độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 30km, góc phượng vĩ 360 độ. Nói một cách đơn giản Đài MR352 Foritit trên tổng hộ tống Kipan có thể thay thế cho đài Garpun-B làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho tên lửa hành trình. Dĩ nhiên là một đài kiêm nhiệm, chức năng của nó không so được với đài chuyên dụng như Gapun-B. Hiện không rõ ý tứ của Ấn Độ là gì sau hành động gỡ bớt đài radar nhưng giữ nguyên vũ khí, thường thì người ta làm ngược lại: sẽ tháo bớt vũ khí hoặc tháo cả hai.

Ở đây có mấy khả năng:

Một là động thái thể hiện rõ chính sách của Ấn Độ trong việc cung cấp tàu chiến cho Việt Nam vì mục đích an ninh quốc phòng nói chung, không vì mục tiêu chống lại bất cứ ai. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết việc chuyển giao tàu hộ tống tên lửa INS Kipan phản ánh cam kết của Ấn Độ trong việc hỗ trợ các đối tác cùng chí hướng nâng cao năng lực và tiềm lực quốc phòng trên cơ sở sáng kiến an ninh và tăng trưởng cho tất cả trong khu vực. Phía Ấn Độ cũng nhấn mạnh Lực Lượng Hải quân Ấn Độ và Việt Nam đã hợp tác sâu rộng thông qua các hoạt động tương tác thường xuyên, đối thoại định kỳ và các cơ chế chia sẻ thông tin. Sự hợp tác giữa hải quân hai nước bao gồm một loạt các sáng kiến nhằm xây dựng và nâng cao năng lực, bao gồm cung cấp phụ tùng thay thế, sửa chữa tàu, cử người hướng dẫn và các chuyến thăm thường xuyên của các tàu và phái đoàn hải quân.

Lý do thứ hai có thể đã có sự thỏa thuận ngầm giữa hai bên về việc bỏ rút đài Gapun-B, về chúng ta lắp đài radar quan sát khác cũng được. Hoặc cao hơn nữa: gỡ luôn bệ phóng KT 167 để trang bị thử nghiệm tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm như kiểu VC-M01 với đài điều khiển riêng của ta. Để biết chính xác điều đó, có lẽ phải chờ thêm một thời gian nữa, ít nhất là sau khi tàu Kipan chính thức biên chế cho Hải quân Việt Nam với số hiệu thuần Việt.

Nhắc lại, con tàu có lượng giãn nước 1.350 tấn, dài 91,1m, rộng 10,5m, mướn nước 4,5m, trang bị hai máy Diesel do Ấn Độ sản xuất theo công nghệ của Pháp, tốc độ 25 hải lý/h, dự trữ hành trình 7.400 km. Thủy thủ đoàn nguyên bản ở Ấn Độ là 110 người nhưng theo nguồn tin mới nhất khi sang Việt Nam (không hiểu là có nâng cấp gì không) mà thủy thủ đoàn rút gọn còn 79 người. Ngoài việc tháo bớt trang bị điện tử, tàu vẫn giữ nguyên vũ khí bao gồm 4 tên lửa hành trình, hai bệ phóng tên lửa phòng không vác vai, một pháo hạm AK-176 và hai pháo phòng không AK 630. Trang bị này là quá tốt trong số các tàu chiến được quốc tế chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trong những năm qua.

BDN

Aufrufe: 98

Related Posts