Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Chín 29th, 2023 / 04:28

Thông điệp quan trọng từ cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên của ASEAN

Cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên trong năm 2023 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã diễn ra ở Biển Bắc Natuna, vùng biển nằm ở cực Nam của Biển Hoa Nam (Biển Đông), ngoài khơi Indonesia. Cuộc diễn tập này không bao gồm bất kỳ hoạt động huấn luyện chiến đấu nào và chi tập trung vào an ninh hàng hải, ứng phó thảm họa và các hoạt động cứu hộ.

Tham gia cuộc diễn tập có tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, Timor-Leste – quốc gia vừa nộp đơn xin gia nhập khối – cũng tham gia cuộc diễn tập này. Đây là cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên do chính ASEAN triển khai mà không có đối tác bên ngoài tham gia. Mục đích của cuộc diễn tập này là nhằm tăng cường “vai trò trung tâm của ASEAN” và thể hiện sự thống nhất, đoàn kết của khối trước những căng thẳng và thách thức đang gia tăng trong khu vực.

Cuộc diễn tập chung của ASEAN ở Biển Đông là cách để ASEAN duy trì Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AIOP). AIOP là tài liệu phác thảo tầm nhìn và nguyên tắc của ASEAN nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương. AIOP xác định 4 lĩnh vực hợp tắc chính: hợp tác hàng hải, kết nối, phát triển bền vững và hợp tác kinh tế.

Cuộc diễn tập chung ASEAN nằm trong khuôn khổ lĩnh vực đầu tiên là hợp tác hàng hải, theo đó nhằm tăng cường an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, cũng như giải quyết các thách thức chung như cướp biển, khủng bố, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, ô nhiễm biển, và biến đổi khí hậu. Cuộc diễn tập này đã tập trung vào các hoạt động an ninh hàng hải, ứng phó thảm họa và cứu hộ, vốn rất cần thiết để đảm bảo an toàn và phúc lợi cho người dân và môi trường trong khu vực. Điều này thể hiện sự cởi mở, bao trùm và sẵn sàng hợp tác với các đối tác bên ngoài của ASEAN vì lợi ích và thách thức chung.

Cuộc diễn tập chung ASEAN cũng nhất quán với lĩnh vực hợp tác thứ hai là kết nối, theo đó tăng cường kết nối về vật chất, thể chế và giao lưu nhân dân giữa các quốc gia thành viên ASEAN và với các khu vực khác. Cuộc diễn tập sẽ tăng cường năng lực tương tác và điều phối giữa các lực lượng vũ trang ASEAN và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau giữa các lực lượng này. Cuộc diễn tập này cũng sẽ tăng cường các cơ chế và nền tảng hợp tác an ninh hiện hành do ASEAN lãnh đạo phục vụ hợp tác an ninh, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) mở rộng và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF).

Tập trận chung ASEAN trên Biển Đông

Cuộc diễn tập quân sự chung ASEAN cũng hỗ trợ lĩnh vực thứ ba – phát triển bền vững – nhằm thúc đẩy phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Cuộc diễn tập sẽ nâng cao năng lực và sự sẵn sàng của các lực lượng vũ trang ASEAN trong việc ứng phó với thiên tại và khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, vốn ngày càng diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Cuộc diễn tập chung ASEAN cũng liên quan hợp tác kinh tế, lĩnh vực hợp tác thứ tư và cuối cùng, nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, đổi mới và kinh tế số giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Cuộc diễn tập này sẽ góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tuyển đường biển quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Cuộc diễn tập cũng sẽ tạo cơ hội hợp tác kinh tế giữa các bên tham gia trong các lĩnh vực như công nghiệp quốc phòng, cơ sở hạ tầng hàng hải, hậu cần, du lịch và giáo dục.

Đảng chú ý, cuộc diễn tập quân sự chung của ASEAN ở Biển Đông là thông điệp gửi đến Trung Quốc các nước Đông Nam Á đoàn kết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình ở vùng biển tranh chấp. Căng thẳng và thách thức gia tăng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định yêu sách và tiến hành các hành động đơn phương vi phạm chủ quyền và quyền của các quốc gia yêu sách khác như Philippines, Malaysia và Brunei – bao gồm việc cải tạo và quân sự hóa các đảo nhân tạo, áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, các hoạt động thăm dò dầu khi và ban hành luật Hải cảnh sát mới cho phép lực lượng vũ trang Trung Quốc sử dụng vũ lực.

ASEAN kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất.

Ngoài ra, tội phạm xuyên quốc gia và các mối đe dọa phi truyền thống đã ảnh hưởng đến an ninh và phúc lợi của người dân trong khu vực, như cướp biển, khủng bố, buôn người, di cư bất hợp pháp, đánh bắt cá bất hợp pháp, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai và đại dịch. ASEAN đã và đang tăng cường hợp tác và phối hợp trong các vấn đề này thông qua nhiều cơ chế và sáng kiến, như Trung tâm chống tội phạm xuyên quốc gia ASEAN, Sáng kiến an ninh eo biển Malacca, Hiệp định khu vực về hợp tác chống cướp biển có vũ trang, Diễn đàn hàng hải ASEAN. ASEAN cũng đã tìm cách hợp tác với các đối tác bên ngoài và các bên liên quan để giải quyết những thách thức chung này.

Cuộc diễn tập này không nhằm mục đích khiêu khích hay đối kháng với Trung Quốc, mà là nhằm tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên ASEAN với nhau và với Trung Quốc. Đây là một phần của sáng kiến rộng hơn mang tên Aman Youyi (Hòa bình và Hữu nghị), nhằm thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN về các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Tuy nhiên, cuộc tập trận được công bố 3 tuần sau khi Bắc Kinh công bố bản đồ mới bao gồm Đài Loan và gần như toàn bộ Biển Đông. Các nước Đông Nam Á và Đài Loan đã bác bỏ bản đồ này. ASEAN không muốn bị coi là đứng về phía Trung Quốc hoặc Mỹ, tham gia vào cuộc cạnh tranh chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Vì vậy, cuộc diễn tập chung của ASEAN là thông điệp cho thấy ASEAN coi trọng quyền tự chủ và độc lập nhưng cũng tìm kiếm sự tham gia mang tính xây dựng. ASEAN mong muốn duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông thông qua đổi thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tóm lại, cuộc diễn tập chung ASEAN là một bước quan trọng hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn và các nguyên tắc của AIOP vì một khu vực Ấn Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Cuộc diễn vai trò trung tâm, thống nhất, đoàn kết, tự chủ, độc lập, bổ sung và hợp tác của ASEAN trong việc định hình trật tự an ninh khu vực./.

Aufrufe: 93

Related Posts