Berlin (EAST SEA) Thứ Sáu, Tháng Một 26th, 2024 / 22:24

Lực lượng lục quân Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn và con đường hiện đại hóa bộ binh

Được xem là lực lượng quan trọng nhất, chủ chốt nhất trong lịch sử chiến tranh kéo dài gần 5000 năm của nhân loại, là thành phần mà máy móc AI không thể thay thế được, đó chính là Lục quân, nơi lòng can đảm và sự dũng cảm của con người được thử thách qua từng giây, từng phút. Thuận theo dòng lịch sử chiến tranh, các đơn vị lục quân ngày nay cũng ngày càng được hiện đại hóa mà như người ta vẫn nói đó là “trang bị tới tận răng”. Vậy, Việt Nam đã đi tới đâu trên con đường này?

Con người chính là yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc chiến. Nhờ có yếu tố này mà chiến tranh đã trở thành một môn nghệ thuật với đầy biến số có thể xảy ra. Binh pháp từ Đông sang Tây, tự cổ chí kim, mỗi khi nhắc tới xây dựng quân đội nói chung hay lục quân nói riêng đều không hẹn mà gặp đúc kết lại thành một câu nói, “Binh cốt tinh, không cốt đông”. Điều này chính xác với cả những quân đội hiện đại ngày nay.

Việt Nam lúc cao điểm nhất vào những năm 1980, khi chiến sự vẫn đang nổ ra trên hai đầu đất nước, từng có lúc quân số lên tới 1,6 triệu quân thường trực, chia thành 9 quân đoàn và 13 quân khu, chủ yếu là Lục quân. Điều này đã tạo ra những gánh nặng khổng lồ về kinh tế và lực lượng lao động. Chính vì vậy, ngay sau khi chiến sự hai đầu ổn định, Bộ Quốc phòng đã phải cắt giảm quân đội liên tục xuống như mức hiện này là 450.000 quân, chia thành 4 quân đoàn chủ lực, 7 Quân khu và 1 Bộ Tư lệnh Thủ đô, trong đó lục quân chiếm đến 80% nhân lực. Điều này cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam phía Tây và phía Bắc đều là đất liền, đặc biệt mối họa phương Bắc luôn thường trực trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Vậy nhưng, như đã từng nói, “Binh cốt tinh, không cốt đông”. Chính vì vậy, việc tinh gọn biên chế lực lượng Bộ Binh vẫn là chủ trương hiện nay của Việt Nam, ít nhất là đến năm 2030.

Quân đội nhân dân Việt Nam dự kiến lấy cấp sư đoàn làm đơn vị cơ bản để xây dựng và chính thức thành lập Quân chủng Lục quân, để có thể xây dựng theo các mô hình sư đoàn mạnh, tăng thêm về tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, có thể biên chế trung đoàn bộ binh cơ giới, sư đoàn nhẹ, tổ chức như sư đoàn hiện nay, biên chế ở cấp quân khu, nhất là những quân khu ở địa hình rừng núi, tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân chỉ huy lực lượng cơ động chiến lược, gồm các sư đoàn mạnh và các lữ đoàn binh chủng hiện đại. Ở thời điểm hiện tại Việt Nam đang tiến hành sáp nhập các quân đoàn chủ lực. Cụ thể, có quân đoàn 1, Binh đoàn Quyết Thắng hợp nhất với Quân đoàn 2, Binh đoàn Hương Giang, sáp nhập lại thành Quân đoàn 12 trong năm 2023. Sau đó sẽ là Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 cũng sẽ được sáp nhập trong thời gian tới.

Một câu hỏi được đặt ra đó là: sáp nhập như vậy có nghĩa là sẽ giảm quân số, liệu có ảnh hưởng gì tới đất nước khi có chiến tranh hay không? Như chúng ta đã biết, quân đoàn là những nắm đấm chủ lực dùng để phản công lại kẻ thù khi có chiến tranh. Việc số lượng ít hơn có ảnh hưởng gì tới sức mạnh tổng thể hay không?

Sau khi tìm hiểu sâu, chúng tôi nhận thấy rằng đây cũng là xu hướng chung của toàn thế giới và Việt Nam đã có sự học tập và tham khảo kinh nghiệm của rất nhiều cường quốc, đặc biệt là từ quân đội Mỹ. Tất nhiên là có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của Việt Nam vì chúng ta không có ngân sách quốc phòng và nguồn nhân lực khổng lồ cũng như những mục đích giống họ. Theo đó, Hoa Kỳ đã lấy các đơn vị sư đoàn làm đơn vị cơ bản. Thế nhưng, một sư đoàn của họ được trang bị đầy đủ từ xe tăng, pháo tự hành, pháo phóng loạt…. Thậm chí, chính Hoa Kỳ cũng đang chuyển dần từ việc lấy sư đoàn làm cơ bản thành lữ đoàn làm đơn vị cơ bản. Trở lại với nội dung chính, Việt Nam chủ trương xây dựng quân đội tinh, gọn và mạnh. Làm sao để đạt được mục tiêu đó?

Thực ra, đây là ba nội dung có vấn đề khác nhau, nhưng có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vậy nên, trong quá trình điều chỉnh tổ chức quân đội, không được xem nhẹ bất cứ một nội dung nào.

Tinh có nghĩa là Tinh nhuệ, muốn nói tới chất lượng con người và vũ khí trang bị. Gọn có nghĩa là các đầu mối tổ chức cơ quan, đơn vị phải được xây dựng cân đối, đồng bộ, hợp lý, khoa học giữa các thành phần lực lượng, không được để chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Mạnh nghĩa là sức mạnh quân đội phải hội tụ được ba yếu tố đó là tổ chức con người, vũ khí trang bị và nghệ thuật quân sự Việt Nam, tạo thành một sức mạnh tổng hợp vượt trội.

Vì vậy quân đội mạnh không nhất thiết là phải đông đảo. Với việc sáp nhập hai quân đoàn, Việt Nam có thể từng bước cắt giảm tới hàng vạn bộ đội, tạo ra dư địa ngân sách cho hiện đại hóa quân đội. Suy cho cùng, mục tiêu của Việt Nam vẫn là tiến tới cơ giới hóa 100% quân đội.

Thay vì có một trung đoàn xe tăng T-54 cũ, chỉ cần một tiểu đoàn T-90 mới đã đạt được sức mạnh vượt trội, mà quân số lại ít hơn nhiều. Nếu nhìn rộng ra, một quân đoàn với trang bị mạnh mẽ, hiện đại, sức chiến đấu cao còn hơn hai quân đoàn cũ. Mặt khác, việc tinh gọn lực lượng đồng nghĩa là sẽ có thêm ngân sách quốc phòng để hiện đại hóa từ trang bị cá nhân đến cơ giới hóa quân đội.

Nếu các bạn theo dõi Thời sự Quốc phòng vào năm 2022, kỷ niệm 55 năm thành lập Sư đoàn 10, đã cho thấy bộ mặt của các sư đoàn tương lai của Việt Nam. Sư đoàn 10 là đơn vị được cải tổ biên chế để trở thành sư đoàn bộ binh đủ quân thời bình, chỉ ở cấp sư đoàn thôi mà đã có biên chế cả xe tăng, pháo cao xạ tầm thấp, pháo tự hành 122 mm và cả pháo phản lực nữa.

Ở các phân đội bộ binh, cũng được tăng cường hỏa lực, có cả tên lửa chống tăng B-72, súng phóng lựu liên thanh AGS-17, súng chống tăng RPG-29. Thay thế súng AK-47 kiểu cũ bằng súng tiểu liên STV, biên chế cấp sư đoàn đã như vậy, thì hỏi biên chế cấp quân đoàn kiểu mới còn mạnh mẽ như thế nào? Chắc là chúng ta cũng có thể hình dung ra được.

Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, chiến tranh không phải sẽ xảy ra lập tức theo kiểu nay tuyên chiến, mai đánh luôn. Kẻ thù cũng cần điều kiện chính trị, tìm thời cơ hội thích hợp để đẩy nước ta vào hoàn cảnh rối loạn, rồi mới có thể ra tay. Vì vậy, từ khi tình hình căng thẳng đến khi chiến sự, nhiều khi kéo dài hàng tháng, thậm chí là cả năm trời. Chừng đó thời gian là đủ để Việt Nam huy động các lực lượng dự bị động viên hay các đơn vị biên chế, thiếu đơn vị khung thường trực thì sẽ được bổ sung thêm trang bị, sắp xếp thành các đơn vị đủ quân, đủ hỏa lực, không loại trừ khả năng khi có chiến tranh sẽ quay về như cũ vì lực lượng dự bị của Việt Nam lên đến 5 triệu quân, chưa kể chúng ta mới chỉ nói tới các quân đoàn, còn chưa nói tới các quân khu, các lực lượng địa phương, các đơn vị bán vũ trang.

Thứ ba, mang tiếng là có một quân đoàn bao gồm 3 sư đoàn bộ binh và nhiều lữ đoàn binh chủng hợp thành, nhưng thực ra trong thời bình, mỗi quân đoàn cũng chỉ có một sư đoàn bộ binh đủ quân mà thôi. Còn lại là biên chế thiếu, biên chế không thường trực. Mỗi quân khu cũng chỉ có một sư đoàn bộ binh đủ quân. Tức là như hiện nay, cả nước sẽ có 11 sư đoàn bộ binh đủ quân. Đây chính là lực lượng sẵn sàng chiến đấu cao nhất để đáp trả các đòn tấn công bất ngờ của kẻ thù xâm lược.

Vậy, khi sáp nhập 4 quân đoàn xuống thành 2 quân đoàn, trước đây mỗi quân đoàn sẽ có một sư đoàn đủ quân, bây giờ mỗi quân đoàn mới duy trì từ hai hoặc ba sư đoàn bộ binh đủ quân. Như vậy, số sư đoàn đủ quân không giảm đi mà còn tăng thêm. Điểm mấu chốt chính là số quân đoàn giảm đi, nhưng số sư đoàn đủ quân vẫn giữ nguyên. Quân đoàn mới được tăng cường về vũ khí trang bị, thiên về cơ động, sẵn sàng chiến đấu, giảm bớt các đơn vị biên chế thiếu, chuyển các chức năng như quản lý dự bị động viên về cho các quân khu. Đây chính là cách tổ chức quân đội chuyên nghiệp hóa theo kinh nghiệm từ các nước tiên tiến. Nếu ta để ý, thì việc sáp nhập quân đoàn đã gần như gạo nấu thành công rồi mới công bố cho toàn dân biết. Năm 2022, đã xuất hiện những thông tin về việc này, thế nhưng chỉ dưới dạng tin đồn, đến tháng 10/2023, Bộ Quốc phòng mới có tuyên bố chính thức thì Quân đoàn 1 và 2 đã được sáp nhập. Như vậy, ngay trong thời điểm này, có khi Quân đoàn 3 và 4 cũng đang sáp nhập sắp xong rồi cũng nên, ai mà biết được chứ.

Một vấn đề khác, khi nói tới Lục quân nói chung và bộ binh nói riêng, đó là trang bị cá nhân của người lính. Việt Nam, từ trước tới nay, có hai vấn đề được quan tâm nhất, đó là trang bị đại trà áo giáp chống đạn cho người lính và thay thế vũ khí bộ binh kiểu cũ. Trong nhiều năm, mỗi khi nhắc tới trang bị áo giáp chống đạn, chúng ta chỉ thường được thấy chúng trang bị cho những đơn vị đặc biệt như Trinh sát Đặc công, Đặc nhiệm Biên phòng, Đặc công chống khủng bố… Nhưng, đến năm 2023, đã xuất hiện những hình ảnh cho thấy việc tiến hành trang bị đại trà áo giáp chống đạn đang được triển khai.

Ngày 16/9/2023, trong cuộc diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 3, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tham gia chỉ đạo thực binh bắn đã thật tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1. Kết thúc diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 3, điều đặc biệt ở đây đó là theo hình ảnh được quay trực tiếp ta có thể thấy rằng, các chiến sĩ Quân khu 3 đều được trang bị áo chống đạn hạng trung, mặc dù mũ thì vẫn là mũ A2 chỉ có tác dụng chống mảnh văng thế nhưng đem lại một cái nhìn khác biệt hoàn toàn.

Theo những hình ảnh được công bố, các chiến sĩ Quân khu 3 được trang bị áo giáp bộ binh hạng trung lắp tấm da cường chống đạn, đây là một kiểu tấm kính được bọc thép hoặc sản xuất bằng vật liệu tổng hợp gốm hợp chất, được lắp vào vật mang hoặc áo chống đạn có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại áo giáp khác.

Từ trước tới nay, việc nghiên cứu và sản xuất áo giáp chống đạn được giao cho Nhà máy Z117, vấn đề nan giải trong việc trang bị áo giáp đại trà cho quân đội không phải là công nghệ hạn chế mà là chưa chốt được phương án cuối cùng cho quân đội. Trong 20 năm qua, Nhà máy Z117 đã nghiên cứu, thiết kế, để chế tạo, sản xuất số lượng lớn áo giáp chống đạn cho quân đội. Thế nhưng, vấn đề là chưa chốt được thiết kế cuối cùng, đến tận năm 2023, Viện Công nghệ Quốc phòng mới chốt được phương án tối ưu, phát triển vật liệu gốm và vật liệu composite cấp độ chống đạn đạt tiêu chuẩn của Mỹ, tấm da cường chống đạn được chế tạo từ 100% composite dama, có thể chống được đạn súng tiểu liên AK47 cỡ 7,62 ly x39 theo tiêu chuẩn ở cự ly 15 m. Sau khi được định hình, các miếng gốm này sẽ được nung trong nhiệt độ thích hợp để miếng gốm kết khối đúng theo tiêu chuẩn. Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu chế tạo do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa cán bộ phòng vật liệu Viện Công nghệ, làm chủ nhiệm đề tài. Áo giáp chống đạn được chế tạo từ 100% composite denama có trọng lượng nhẹ phù hợp để trang bị cho bộ đội Việt Nam. Từ đây, các nhà khoa học của Viện Công nghệ đã mở ra khả năng tự chủ cho việc sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn nhập ngoại. Điều đáng nói ở đây, là việc làm chủ công nghệ chế tạo từ A – Z trong nước đã được hoàn thành từ tận năm 2012 và đã có nhiều mẫu thiết kế mới ra mắt thế nhưng phải mất tới 10 năm mới chốt được phương án.

Tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên, đơn vị bộ binh của cả một quân khu được trang bị áo giáp chống đạn. Điều này cho thấy rằng việc trang bị đại trà cũng đang được triển khai trên từng quân khu một.

Tại sao chưa trang bị cho các quân đoàn đầu mà là các quân khu đảm bảo công tác quốc phòng địa phương vì từ đó sẽ được đúc kết kinh nghiệm cho việc trang bị mới và tổ chức ở cấp quân đoàn chủ lực. Hơn nữa, việc xây dựng lực lượng quân khu mạnh cũng là mạnh từ gốc. Tuy nhiên, đây thì cũng chỉ là bước đầu mà thôi. Trang bị của người lính đâu chỉ có áo chống đạn, còn cả mũ, ba lô, vũ khí, nhìn đêm, đủ thứ. Đặc biệt là mũ, khi mà các đơn vị bộ binh vẫn sử dụng mũ A2 không chống được đạn, còn rất nhiều phụ kiện nữa.

Vấn đề đến vũ khí cá nhân, như đã nói phần trên, đây là một trong những chủ trương xây dựng quân đội tinh, gọn và mạnh. Với sư đoàn 10 Quân khu 3 là tiêu chuẩn khi Việt Nam thay thế súng trường AK-47 kiểu cũ bằng loại STV, dựa trên thiết kế Galil ACE của Israel. Nói chung, sư đoàn 10 chính là sư đoàn kiểu mẫu cho các đơn vị về sau, còn việc trong tương lai có trang bị thêm hay cái tiến gì không thì thời gian mới trả lời được. Cùng với đó loại bỏ dần các loại vũ khí phóng lựu và chống tăng kiểu cũ, thay thế bằng các loại hiện đại được nội địa hóa trong nước. Vậy nhưng, đây mới chỉ là những bước đầu tiên mà thôi.

Do thời thế thay đổi, Việt Nam phải ưu tiên các đơn vị hải quân, không quân, tác chiến điện tử… được tiến thẳng lên hiện đại trước. Còn Lục quân sẽ là từng bước tiến lên hiện đại. Vậy nên, có một bức tranh toàn cảnh thì ta mới có thể thấy đầu tư trang bị của Việt Nam cho lục quân vẫn là khá thấp và khá chậm chạp so với các đơn vị khác.

BDN

Aufrufe: 114

Related Posts