Berlin (EAST SEA) Thứ Tư, Tháng Sáu 7th, 2017 / 01:36

Toàn cảnh chiến dịch CQ-88: Phá âm mưu cướp đoạt Trường Sa

7.6.2017

(Quan hệ quốc tế) – Mặc dù phương tiện thiếu thốn nhưng hải quân Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi chiến dịch “Chủ quyền-1988”, phá âm mưu Trung Quốc cướp đoạt quần đảo Trường Sa.
Việt Nam tỉnh táo trước mưu đồ của Trung Quốc

Trong kỳ trước với tiêu đề “1979-1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo Việt Nam”, chúng ta đã tìm hiểu dã tâm và công tác chuẩn bị của Trung Quốc ngay từ sau năm 1979, với mục đích sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Đặc biệt là từ đầu năm 1987, tình hình khu vực biển quần đảo Trường Sa có những diễn biến phức tạp, do Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên Biển Đông và một số quốc gia Đông Nam Á gia tăng các hành động tranh chấp chủ quyền

.

(Mít-tinh chống quân xâm lược Trung Quốc chiếm đoạt trái phép các đảo ở Trường Sa)

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh hải quân nhận định có khả năng Trung Quốc sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác. Do đó, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đưa lực lượng công binh ra các đảo chưa có người ở để xây dựng công trình thể hiện chủ quyền và cử lực lượng chốt giữ.Philippines đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo của họ đóng giữ là đảo Song Tử Đông, Panata, còn Malaysia bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân và chiếm đóng thêm bãi đá Kiêu Ngựa vào tháng 1 năm 1987.

Đầu tháng 3/1987, Quân chủng điều lực lượng công binh, tàu chiến đấu, tàu vận tải của Vùng IV và Lữ đoàn 125 ra đóng giữ bảo vệ đảo chìm Thuyền Chài. Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường cho Lữ đoàn 146, Vùng IV Hải quân, song yêu cầu các đơn vị đảo phải hết sức cảnh giác, tránh âm mưu khiêu khích của kẻ thù.Đảng ủy và Bộ tư lệnh chủ trương tăng cường phòng thủ quần đảo Trường Sa điều lực lượng chốt giữ thêm một số đảo xung quanh các đảo đã đóng giữ, để tạo nên sức mạnh của một cụm đảo.

Ngày 6/11/1987, trước các động thái tăng cường lực lượng của Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra “Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa”, giao cho Quân chủng Hải quân “Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không cần chờ chỉ thị cấp trên”. Chấp hành lệnh của trên, ngày 2/12/1987, Quân chủng đưa lực lượng ra đóng giữ đảo Đá Tây, đồng thời khẩn trương đóng các phương tiện chuyển tải và các pông-tông là các căn cứ nổi, làm nhiệm vụ chốt giữ bảo vệ các đảo chìm (bãi đá cạn) trên quần đảo Trường Sa.

Ngày 2/12/1987, tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội cùng vật liệu đến xây nhà cấp 3 ở đảo Đá Tây.Ngày 22/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập, đồng thời chúng điều thêm 8 tàu chiến khống chế mặt biển, không cho tàu thuyền các nước qua lại khu vực đảo này.

Ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định: Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta. Trong khi đó, các nước khác có thể nhân cơ hội này chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân.

Từ ngày 23/1 đến đầu tháng 2 năm 1988, tàu 613 thuộc Vùng 4 hải quân chở lực lượng và vật liệu ra xây nhà cấp 3 trên đảo Tiên Nữ.Ngày 31/1/1988, Trung Quốc đưa thêm lực lượng củng cố đảo Chữ Thập thành căn cứ chủ chốt ở khu vực Trường Sa. Vào thời điểm này, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức ba Cụm tác chiến lớn nhằm triển khai chiến dịch chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, bao gồm:Sở chỉ huy hậu phương lấy Hoàng Sa làm Sở chỉ huy thường trực có tàu tuần tiễu pháo, hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa và các tàu ngầm và tàu hộ tống nhằm ngăn cản, uy hiếp lực lượng tàu hải quân ta hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, gây khó khăn cho ta trong việc triển khai hoạt động bảo vệ vùng biển phía Nam;

Ngoài ra, 2 Cụm tiền phương bao gồm 1 Cụm ngăn chặn lực lượng hải quân ta ở đông bán đảo Cam Ranh, Cù Lao Thu và 1 Cụm chiến đấu là Sở chỉ huy tiền phương ở đảo Chữ Thập, âm mưu khống chế ta ở khu vực Trường Sa, nếu có thời cơ phát triển lực lượng sâu xuống khu vực phía Nam.

Trước diễn biến mới, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng xác định rõ, lúc này “Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân”, cần phải tập trung cao nhất các lực lượng vào đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa,Toàn quân chủng bước vào chiến dịch “CQ-88″ (Chủ quyền – 1988) với ý chí mạnh mẽ, quyết tâm đóng giữ các đảo theo kế hoạch; đồng thời đề xuất với Đảng, Chính phủ phát động phong trào “Cả nước hướng về Trường Sa”, “Ủng hộ, chi viện Trường Sa và vì Trường Sa”./.

Aufrufe: 70

Related Posts