Berlin (EAST SEA) Thứ Bảy, Tháng Tám 1st, 2020 / 23:39

Chuyên gia Đức về Biển Đông: Trung Quốc đánh giá quá cao sức mạnh của mình

Tiêm kích J-15 của Trung Quốc chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh trong cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: Chinamil.

Trước những diễn biến nhanh và phức tạp tình hình biển Đông thời gian gần đây với sự gia tăng cạnh tranh, cọ xát chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau đây là trao đổi của ban biên tập east-sea.de với Tiến sỹ Gerhard Will – nguyên chuyên gia của viện SWP Đức đánh giá về tình hình liên quan, cụ thể như sau:

  1. Thưa tiến sỹ, Ông đánh giá về nguyên nhân Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tại biển Đông (Trong khi đồng thời làm nóng một loạt các vấn đề khác như Hong Kong, Tây Tạng, răng đe các nước ASEAN)?

Phần lớn những nhà quan sát kết luận rằng, việc Trung Quốc ứng xử từ vị trí nước lớn và sử dụng tiềm năng quyền lực chính trị một cách liều lĩnh như thế này không chỉ để đạt được vị trí thống trị tại đông nam á mà trên cả thế giới.

Tôi lại có cách nhìn khác. Tôi tin rằng Trung Quốc hay đúng hơn là lãnh đạo Trung Quốc đánh giá quá cao sức mạnh của mình, bởi Trung Quốc không có đủ tiềm năng kinh tế hay quân sự để không chỉ vào thế tấn công ở cả khu vực và thế giới. Điều mà còn mang tính quyết định hơn là Trung Quốc không có đủ quyền lực mềm để thuyết phục dân chúng ở các nước khác. Chính phủ Trung Quốc muốn đóng vai trò lãnh đạo trong một xã hội chư hầu truyền thống. Họ trông đợi tùy tùng từ các nước khác và làm họ choáng ngợp bằng quà cáp. Quan hệ ngoại giao kiểu này không còn phù hợp với thế kỉ 21 nữa. Trên cả cấp độ khu vực và quốc tế Trung Quốc hứng chịu sư chống chọi đang tăng dần và họ đã nỗ lực phá vỡ chúng bằng phương pháp kinh tế; Úc là một trong những ví dụ tốt. Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ thành công về lâu về dài bởi quan hệ kinh tế luôn phụ thuộc vào quan hệ hai bên và trừng phạt kinh tế gây tổn hại tới cả hai bên.

Sự tự tin và hiếu chiến đang gia tăng của Trung Quốc theo quan điểm của tôi không phải là một chiến lược được suy tính kĩ mà là một nỗ lực vẫn còn bị nghi ngờ để đưa họ ra khỏi sự cô lập, điều nà lại luôn củng cố sự cô lập đó. Hiện nay vì chiến lược này của Trung Quốc không dựa trên so sánh thực lực của bản thân hay của đối thủ một cách hợp lí, nó gây nguy hại tới an ninhb của cả khu vực và thế giới. Vì thế điều quan trong là cần để mở kênh đối thoại ngoại giao với Trung Quốc, đồng thời giữ vị trí rõ ràng trên cấp độ kinh tế và quân sự.

  1. Ông đánh giá thế nào về nguyên nhân Mỹ gia tăng các biện pháp phản đối, răn đe Trung Quốctại biển Đông. Quan điểm, chính sách của EU đối với vấn đề biển Đông.

Trong vài năm trở lại đây ta có thể quan sát đối đầu Mĩ – Trung leo thang. Điều này được đi kèm với gia tăng căng thẳng và đối đầu trên biển Đông. Trong những tháng trước Mĩ đưa lực lượng hải quân và không quân tới biền Đông và qua đó chính thức chọn nơi này làm địa điểm đối đầu quân sự với quân đội Trung Quốc. Quan điểm của tôi là với nó, Mĩ muốn chứng tỏ rằng hải quân và không quân của họ phải được Trung Quốc suy nghĩ tới tại nơi mà Trung Quốc mở rộng vị thế của mình trong những thập kỉ vừa qua. Dễ thấy là Mĩ muốn đối mặt lúc này, trong khi họ vẫn có thế mạnh. Bởi sức mạnh của Trung Quốc dựa trên mạng lưới căn cứ không di chuyển trong khi Mĩ phụ thuộc vào căn cứ di chuyển nhiều (tàu sân bay, tàu chiến lớn).

Xung đột càng mang tính quân sự thay vì ngoại giao thì vai trò của EU càng nhỏ. Thêm vào đó, vì những vấn đề nội bộ lớn nên EU không thể đóng vai trò lớn trên thé giới trong lúc này. Trong trường hợp các bên xung đột chuyển từ đối đầu quan sự sang ngoại giao thì vai trò của EU cũng tăng lên như là trọng tài, người vô cùng coi trọng vài trò của luật quốc tế.

  1. Đánh giá việc Mỹ phối hợp lập trường với các đồng minh, đối tác, nhất là ASEAN?

Sự hợp tác giữ Mĩ và các nước đồng minh tại Đông Nam Á như với ASEAN dưới thời Trump không hoàn toàn tốt và không hoàn toàn thân mật, bới với Mĩ hợp tác song phương được coi trọng hơn hợp tác đa phương. Dưới thời Trump điều này càng được củng cố thêm. Với Trump, chính trị cũng như thỏa thuận làm ăn, ở múc độ song phương nó nhanh chóng hoàn thiện hơn so với đa phương. Trong thời gian gần đây, Mĩ lại tiếp cận gần hơn với các nước ASEAN, tuy nhiên tôi sẽ không coi nó có một ý nghĩa totas nào cả vì chính sách của Trump thường rất thất thường và không có chiến lược lâu dài.

  1. Ông hãy đưa ra đánh giá dự báo về bước đi sắp tới của Trung Quốc tại biển Đông, phản ứng của Mỹ và các nước lớn?

Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện chiến lược salami (thực hiện những bước tiến nhỏ để đạt được một mục đích lớn) của họ và từng bước mở rộng vị trí của họ trên biển Đông miễn là nó không dẫn tới đối mặt quân sự trực tiếp. Nếu ASEAN không có một ví trí chuing và không tìm được giải pháp chung thì Trung Quốc sẽ tiếp tục thành công với chiến lược này. Ngoài ra ASEAN và ở đây là các nước ASEAN riêng sẽ phải tìm ra quan điểm riêng rõ ràng về những „chiến dịch tự do hàng hải“ của Mĩ trên biển Đông. Họ sẽ hỗ trợ những hoạt đọng này của Mĩ tới mức nào hay thậm chí đạt được thỏa thuận chung với Mĩ về vấn đề này như thế nào. Miễn là các nước ASEAN và Mĩ hoạt động một cách đơn độc trên biển Đông, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu một cách dễ dàng hơn. Một vấn đề khác là xung đột không mong muốn và không được kiểm soát có thễ trở nên bạo lực với những giải pháp không được phối hợp.

East-Sea Team

Aufrufe: 87

Related Posts